Bài toán thực tế về phương trình lượng giác lớp 11 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải Bài toán thực tế về phương trình lượng giác lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài toán thực tế về phương trình lượng giác.

1. Phương pháp giải

Dựa vào dữ kiện đề bài để đưa ra phương trình lượng giác tương ứng, sau đó giải phương trình lượng giác hoặc sử dụng các phép biến đổi tương đương; các công thức lượng giác: công thức cộng; công thức nhân đôi; công thức biến đổi tổng thành tích; tích thành tổng… để giải phương trình lượng giác, từ đó tìm ra kết quả theo yêu cầu của đề bài.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Số giờ có ánh sáng mặt trời của một thành phố A ở vĩ độ 40° Bắc trong ngày thứ t của một năm không nhuận được cho bởi hàm số:

Bài toán thực tế về phương trình lượng giác lớp 11 (cách giải + bài tập)với t ℤ và 0 ≤ t ≤ 365

Vậy thành phố A có đúng 12 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày nào trong năm?

Hướng dẫn giải

Giả sử thành phố A có đúng 12 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày thứ t0.

Ta có: Bài toán thực tế về phương trình lượng giác lớp 11 (cách giải + bài tập)

Mà d(t0) = 12 nên ta có:

Bài toán thực tế về phương trình lượng giác lớp 11 (cách giải + bài tập)

π182t080=kπ, k ∈ ℤ

⇔ t0 – 80 = 182k , k ∈ ℤ

⇔ t0 = 182k + 80, k ∈ ℤ

Mà 0 ≤ t0 ≤ 365

⇔ –80 ≤ 182k ≤ 285

⇔ –0,44 ≤ k ≤ 1,57

Mà k ∈ ℤ nên k = 0 hoặc k = 1

Nếu k = 0 thì t0 = 80

Nếu k = 1 thì t0 = 262

Vậy thành phố A có đúng 12 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày thứ 80 và ngày thứ 262.

Ví dụ 2. Một quả đạn pháp được bắn khỏi nòng pháp với vận tốc ban đầu v0 = 500 m/s hợp với phương ngang một góc α. Trong Vật lí, ta biết rằng, nếu bỏ qua sức cản của không khí và coi quả đạn pháo được bắn ra từ mặt đất thì quỹ đạo của quả đạn tuân theo phương trình y=g2v02cos2αx2+xtanα, ở đó g = 9,8 m/s2 là gia tốc trọng trường. Tính theo góc bắn α tầm xa mà quả đạn đạt tới (tức là khoảng cách từ vị trí bắn đến điểm chạm đất của quả đạn).

Hướng dẫn giải:

Vì v0 = 500 m/s và g = 9,8 m/s2 nên ta có phương trình quỹ đạo của quả đạn là:

y=9,82.5002cos2αx2+xtanα=492500000cos2αx2+xtanα

Quả đạn chạm đất khi y = 0, khi đó

Bài toán thực tế về phương trình lượng giác lớp 11 (cách giải + bài tập)

Bài toán thực tế về phương trình lượng giác lớp 11 (cách giải + bài tập)

Loại x = 0 (đạn pháo chưa được bắn).

Vậy tầm xa mà quả đạn đạt tới là x=1250000sin2α49 (m).

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Số giờ có ánh sáng mặt trời của một thành phố A ở vĩ độ 40° Bắc trong ngày thứ t của một năm không nhuận được cho bởi hàm số:

Bài toán thực tế về phương trình lượng giác lớp 11 (cách giải + bài tập)

Thành phố A có đúng 15 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày nào trong năm?

A. 171;        

B. 170;        

C. 169;                

D. 168.

Bài 2. Số giờ có ánh sáng mặt trời của một thành phố A ở vĩ độ 40° Bắc trong ngày thứ t của một năm không nhuận được cho bởi hàm số:

Bài toán thực tế về phương trình lượng giác lớp 11 (cách giải + bài tập)

Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có đúng 9 giờ có ánh sáng mặt trời?

A. 351;          

B. 352;                

C. 353;                

D. 354.

Bài 3. Một quả đạn pháp được bắn khỏi nòng pháp với vận tốc ban đầu v0 = 500 m/s hợp với phương ngang một góc α. Trong Vật lí, ta biết rằng, nếu bỏ qua sức cản của không khí và coi quả đạn pháo được bắn ra từ mặt đất thì quỹ đạo của quả đạn tuân theo phương trình y=g2v02cos2αx2+xtanα, ở đó g = 9,8 m/s2 là gia tốc trọng trường. Tìm góc bắn α để quả đạn trúng mục tiêu cách vị trí đặt khẩu pháo 22 000 m.

A. α29°47'37'';

B. α28°47'36'';

C. α29°47'30'';

D. α29°40'36''.

Bài 4. Trong hình vẽ, khi được kéo ra khỏi vị trí cân bằng ở điểm O và buông tay, lực đàn hồi của lò xo khiến vật A gắn ở đầu lò xo dao động quanh O. Tọa độ s (cm) của A trên trục Ox vào thời điểm t (giây) sau khi buông tay được xác định bởi công thức s=10sin10t+π2. Vào thời điểm nào dưới dây thì s =53cm?

Bài toán thực tế về phương trình lượng giác lớp 11 (cách giải + bài tập)

A. π3;

B. π12;

C. π6;

D. π4.

Bài 5. Theo Định luật khúc xạ ánh sáng, khi một tia sáng được chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt không đồng chất thì tỉ số sinisinr, với i là góc tới và r là góc khúc xạ, là một hằng số phụ thuộc vào chiết suất của hai môi trường. Biết rằng khi góc tới là 45° thì góc khúc xạ bằng 30°. Khi góc tới là 60° thì góc khúc xạ là bao nhiêu?

A. 30°;

B. 45°;

C. 38°;

D. 60°.

Bài 6. Vận tốc của con lắc đơn v (cm/s) được cho bởi công thức:

v(t)=4cos23t+π4.

Tại thời điểm nào dưới đây thì vận tốc của con lắc đơn bằng 2 cm/s?

A. 5π8;

B. 5π3;

C. π8;

D. 5π8.

Bài 7.Vận tốc của con lắc đơn v (cm/s) được cho bởi công thức:

v(t)=2sin2t+π6.

Tại thời điểm nào dưới đây thì vận tốc của con lắc đơn bằng 2 cm/s?

A. π4;

B. π3;

C. π8;

D. π6.

Bài 8. Hằng ngày, mực nước của một con kênh lên xuống theo thủy triều. Độ sâu h (m) của mực nước trong kênh tính theo thời gian t (giờ) trong một ngày (0 ≤ t ≤ 24) cho bởi công thức h=3cosπ6t+12. Một giá trị của t để độ sâu của mực nước là 15 m là

A. 0 giờ;

B. 1 giờ;

C. 2 giờ;

D. 3 giờ.

Bài 9. Chiều cao h (m) của một cabin trên vòng quay vào thời điểm t giây sau khi bắt đầu chuyển động được cho bởi công thức ht=30+20sinπ25t+π3. Cabin đạt độ cao tối đa là bao nhiêu?

A. 30 m;

B. 40 m;

C. 50 m;

D. 60 m.

Bài 10. Chiều cao h (m) của một cabin trên vòng quay vào thời điểm t giây sau khi bắt đầu chuyển động được cho bởi công thức ht=30+20sinπ25t+π3. Sau bao nhiêu giây thì cabin đạt độ cao 40 m lần đầu tiên?

A. 48,5 giây;

B. 12,5 giây;

C. 13,48 giây;

D. 45,6 giây.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 11 hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học