Các phép toán trên tập hợp và cách giải
Với Các phép toán trên tập hợp và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách và phương pháp giải các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán 10.
1. Lý thuyết:
- Giao của hai tập hợp: tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của A và B. Kí hiệu: C = A ∩ B .
Vậy: A ∩ B = {x| x ∈ A và x ∈ B} .
- Hợp của hai tập hợp: tập hợp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của A và B. Kí hiệu: C = A ∪ B .
Vậy: A ∪ B = {x| x ∈ A hoặc x ∈ B}
- Hiệu của hai tập hợp: tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B được gọi là hiệu của A và B. Kí hiệu: C = A \ B.
Vậy: A \ B = {x| x ∈ A và x ∉ B}.
- Phần bù của hai tập hợp: Khi B ⊂ A thì A \ B gọi là phần bù của B trong A. Kí hiệu: CAB.
2. Phương pháp giải:
- Giao của hai tập hợp: x ∈ A ∩ B ⇔
- Hợp của hai tập hợp: x ∈ A ∪ B ⇔
- Hiệu của hai tập hợp: x ∈ A \ B ⇔
3. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp A là các ước số tự nhiên của 18 và của tập hợp B là các ước số tự nhiên của 30. Hãy xác định: A ∩ B; A ∪ B; A \ B; B \ A.
Hướng dẫn:
Các ước số tự nhiên của 18 là: 1; 2; 3; 6; 9; 18. Suy ra A = {1; 2; 3; 6; 9; 18} .
Các ước số tự nhiên của 30 là: 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30. Suy ra B = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
- Giao của hai tập hợp A và B là các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B
Vậy A ∩ B = {1; 2; 3; 6}.
- Hợp của hai tập hợp A và B là các phần tử thuộc A hoặc thuộc B
Vậy A ∪ B = {1; 2; 3; 5; 6; 9; 10; 15; 18; 30} .
- Hiệu của tập hợp A và B là các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B
Vậy A \ B = {9; 18}.
- Hiệu của tập hợp B và A là các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A
Vậy B \ A = {5; 10; 15; 30}.
Ví dụ 2: Cho A là một tập hợp tùy ý. Hãy xác định các tập hợp sau:
a. A ∩ A .
b. A ∪ A .
c. A \ A.
d.A ∩ ∅ .
e. A ∪ ∅ .
f. A \ ∅ .
Hướng dẫn:
Sử dụng lý thuyết các phép toán về tập hợp để làm bài này
a. A ∩ A = {x | x ∈ A và x ∈ A} = {x | x ∈ A} = A.
b. A ∪ A = {x | x ∈ A hoặc x ∈ A} = {x | x ∈ A} = A
c. A \ A = {x | x ∈ A và x ∉ A} = ∅.
d. A ∩ ∅ = {x | x ∈ A và x ∈ ∅} = ∅.
e. A ∪ ∅ = {x | x ∈ A hoặc x ∈ ∅} = A.
f. A \ ∅ = {x | x ∈ A và x ∉ ∅} = A.
Ví dụ 3: Cho A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 9}; B = {0; 2; 4; 6; 8; 9} và C = {3; 4; 5; 6; 7}
Hãy tìm A ∩ (B \ C) và (A ∩ B) \ C . Hai tập hợp nhận được bằng nhau hay khác nhau?
Lời giải:
- Ta có : B \ C = {0; 2; 8; 9}; A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 9}
A ∩ (B \ C) = {x | x ∈ A và x ∈ (B \ C)}. Vậy A ∩ (B \ C) = {2; 9} (1)
- Ta có: A ∩ B = {2; 4; 6; 9}; C = {3; 4; 5; 6; 7}
(A ∩ B) \ C = {x | x ∈ (A ∩ B) và x ∉ C}. Vậy (A ∩ B) \ C = {2; 9} (2)
Từ (1) và (2) suy ra A ∩ (B \ C) = (A ∩ B) \ C .
4. Bài tập tự luyện:
Câu 1: Cho tập hợp X = {1; 5}; Y = {1; 3; 5}. Tập X ∩ Y là tập hợp nào sau đây?
A. {1} .
B. {1; 3} .
C. {1; 3; 5} .
D. {1; 5}.
Lời giải:
Chọn D.
Vì X ∩ Y là tập hợp gồm các phần tử vừa thuộc X và vừa thuộc Y nên X ∩ Y = {1; 5}
Câu 2: Cho tập X = {2; 4; 6; 9} ; Y = {1; 2; 3; 4}. Tập X \ Y là tập hợp nào sau đây?
A. {1; 2; 3; 5} .
B. {1; 3; 6; 9} .
C. {6; 9}.
D. {1}.
Lời giải:
Chọn C.
Vì X \ Y là tập hợp các phần tử thuộc X mà không thuộc Y nên X \ Y = {6; 9}.
Câu 3: Cho tập hợp X = {a; b; d}; Y = {a; b; c}. Tập là tập hợp nào sau đây?
A. {a; b; c; d}.
B. {a; b}.
C. {c}.
D. {a; b; c}.
Lời giải:
Chọn A.
Vì X ∪ Y là tập hợp gồm các phần tử thuộc X hoặc thuộc Y nên X ∪ Y = {a; b; c; d}.
Câu 4: Cho hai tập hợp X = {1; 2; 3; 4}; Y = {1; 2}. Tập CxY là tập hợp sau đây?
A. {1; 2}.
B. {1; 2; 3; 4}.
C. {3; 4}.
D. ∅
Lời giải:
Chọn C.
Vì Y ⊂ X nên CxY = X \ Y = {3; 4}
Câu 5: Cho A = {0; 1; 2; 3; 4}; B = {2; 3; 4; 5; 6}. Tập hợp (A \ B) ∪ (B \ A) bằng:
A. {0; 1; 5; 6} .
B. {1; 2}.
C. {2; 3; 4}.
D. {5; 6}.
Lời giải:
Chọn A.
Ta có: A = {0; 1; 2; 3; 4}; B = {2; 3; 4; 5; 6}.
Vì A \ B là tập hợp gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B nên A \ B = {0; 1}
Vì B \ A là tập hợp gồm các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A nên B \ A = {5; 6}
Suy ra: (A \ B) ∪ (B \ A) là tập hợp gồm các phần tử vừa thuộc A \ B vừa thuộc B \ A.
Vậy (A \ B) ∪ (B \ A) = {0; 1; 5; 6}
Câu 5: Cho tập hợp A = {a; b; c} và B = {a; b; c; d; e}. Có tất cả bao nhiêu tập hợp X thỏa mãn A ⊂ X ⊂ B ?
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 8.
Lời giải:
Chọn C.
Vì A ⊂ X nên X phải chứa 3 phần tử của A. Mặt khác X ⊂ B nên X chỉ có thể lấy các phần tử a; b; c; d; e. Vậy X là một trong các tập hợp sau:
{a; b; c}; {a; b; c; d}; {a; b; c; e}; {a; b; c; d; e}.
Câu 6: Cho tập hợp A = {x ∈ N | x là ước chung của 36 và 120}. Các phần tử của tập hợp A là:
A. A = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.
B. A = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12}.
C. A = {2; 3; 4; 6; 8; 10; 12}.
D. A = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}.
Lời giải:
Chọn A.
Xét: A1 = {x ∈ N | x là ước của 36} ⇒ A1 = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}
Xét: A2 = {x ∈ N | x là ước của 120}
⇒ A2 = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 15; 20; 24; 30; 40; 60; 120}
A = {x ∈ N | x là ước chung của 36 và 120} ⇒ A = A1 ∩ A2 = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.
Câu 7: Ký hiệu H là tập hợp các học sinh của lớp 10A. T là tập hợp các học sinh nam, G là tập hợp các học sinh nữ của lớp 10A. Khẳng định nào sau đây sai?
A. T ∪ G = H .
B. T ∩ G = ∅ .
C. H \ T = G .
D. G \ T = ∅ .
Lời giải:
Chọn D.
Đáp án D sai vì G \ T là tập hợp các học sinh là nữ và không phải nam nên G \ T = G.
Đáp án A đúng vì T ∪ G là tập hợp các học sinh là nam hoặc là nữ nên T ∪ G là tập hợp các học sinh lớp 10A hay T ∪ G = H
Đáp án B đúng vì T ∩ G là tập hợp các học sinh vừa là nam vừa là nữ. Điều này vô lý nên T ∩ G = ∅ .
Đáp án C đúng vì H \ T là tập hợp các học sinh thuộc lớp 10A và không là nam nên H \ T là tập hợp các học sinh là nữ hay H \ T = G
Câu 8: Cho các tập hợp A = {x ∈ R : x2 - 7x + 6 = 0} ; B = {x ∈ N : |x| < 4}. Khi đó:
A. A ∪ B = A .
B. A ∩ B = A ∪ B .
C. A \ B ⊂ A.
D. B \ A = ∅ .
Lời giải:
Chọn C.
Xét phương trình: x2 - 7x + 6 ⇔ ( thỏa mãn x ∈ R ). Vậy A =
B = { x ∈ N : |x| < 4 } ⇒ B = {0; 1; 2; 3} .
Vậy A \ B = {6} ⇒ A \ B ⊂ A .
Đáp án A sai vì A ∪ B = {0; 1; 2; 3; 6} không bằng A.
Đáp án B sai vì A ∩ B và A ∪ B = {0; 1; 2; 3; 6}. Hai tập hợp này không bằng nhau.
Đáp án D sai vì B \ A = {0; 2; 3}.
Câu 9: Cho X = {7; 2; 8; 4; 9; 12}; Y = {1; 3; 7; 4}. Tập nào sau đây bằng tập X ∩ Y ?
A. {1; 2; 3; 4; 8; 9; 7; 12}.
B. {2; 8; 9; 12}.
C. {4; 7}.
D. {1; 3}.
Lời giải:
Chọn C.
X ∩ Y là tập hợp gồm các phần tử vừa thuộc X vừa thuộc Y ⇒ X ∩ Y = {7; 4}
Câu 10: Cho A = {0; 1; 2; 3; 4; 8; 9}; B = {2; 3; 4; 5; 6}. Tập hợp B \ A bằng:
A. {5}.
B. {0; 1}.
C. {2; 3; 4}.
D. {5; 6}.
Lời giải:
Chọn D.
B \ A là tập hợp gồm các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A.
Suy ra B \ A = {5; 6}.
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác khác:
- Mệnh đề và suy luận toá học
- Các bài toán liên quan đến mệnh đề phủ định
- Tập hợp và cách xác định tập hợp
- Các bài toán về các tập hợp số
- Các bài toán liên quan đến số gần đúng và sai số
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều