Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo

Với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 3: Tam giác cân hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Lý thuyết Tam giác cân

1. Định nghĩa

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

Ví dụ: Cho ∆ABC có AB = AC.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo

Khi đó ∆ABC là tam giác cân tại A.

2. Tính chất của tam giác cân

Định lí 1: Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.

Ví dụ: Cho ∆ABC cân tại A. Khi đó BC là hai góc ở đáy.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo

Do đó: B=C.

Định lí 2: Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.

Ví dụ: Cho ∆BCD có B=C suy ra ∆BCD là tam giác cân tại D.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo

* Chú ý:

- Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

Ví dụ: Cho ∆ABC là tam giác đều ta có AB = AC = BC.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo

- Tam giác vuông cân là tam giác vuông và cân.

Ví dụ: Cho ∆ABC vuông cân tại A. Khi đó ta có A=90o; AB = AC.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo

*Nhận xét:

- Tam giác cân có một góc 60° là tam giác đều.

Ví dụ: Cho ∆ABC cân tại A và có C=60o.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo

Khi đó ta có ∆ABC là tam giác đều.

- Tam giác cân có một góc ở đáy bằng 45° là tam giác vuông cân.

Ví dụ: Cho ∆ABC là tam giác cân tại A và có B=45o.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo

Khi đó ∆ABC là tam giác vuông cân.

Bài tập Tam giác cân

Bài 1. Kể tên các tam giác cân, tam giác vuông cân trong hình sau.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải:

Trong hình vẽ có:

∙ 4 tam giác cân là: ∆BCD cân tại C; ∆BEC cân tại E; ∆ACE cân tại C; ∆CAB cân tại A.

∙ 4 tam giác vuông cân trong hình là: ∆BAC vuông cân tại A; ∆ACE vuông cân tại C; ∆CED vuông cân tại E; ∆CEB vuông cân tại E.

Bài 2. Cho tam giác ABC cân tại A và có A=40o.

a) Tính B;C.

b) Trên AB, AC lần lượt lấy hai điểm M (M AB), N (N AC) sao cho AB = AC. Chứng minh rằng: MN // BC.

Hướng dẫn giải:

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo

a) Theo đề bài ta có: ∆ABC là tam giác cân tại A nên B=C.

Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác, ta có:

A+B+C=180o

Suy ra B+C=180o-A

Do đó B=C=180o-A2=180o-40o2=70o.

Vậy B=C=70o.

b) Theo bài ra ta có: AM = AN.

Suy ra ∆AMN cân tại A.

Khi đó ta có: M=N=180o-A2=70o.

Mà theo câu a ta có B=C=70o.

Suy ra B=C=M=N hay M=B.

Mà góc M và B nằm ở vị trí đồng vị nên suy ra MN // BC (đpcm).

Bài 3. Cho hình vẽ:

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo

Chứng minh rằng:

a) ∆ADB = ∆ADC.

b) AD là tia phân giác.

c) ∆DBC là tam giác cân.

Hướng dẫn giải:

a) Xét ∆ADB và ∆ADC có:

AB = AC (gt);

ABD=ACD (gt);

Cạnh AD chung.

Do đó ∆ADB = ∆ADC (c.g.c).

b) Theo câu a ta có ∆ADB = ∆ADC.

Suy ra ta có BAD=CAD (hai góc tương ứng).

Vậy AD là tia phân giác của góc BAC.

c) Theo câu a ta có ∆ADB = ∆ADC

Suy ra BD = CD (hai cạnh tương ứng).

Xét ∆DBC có BD = CD suy ra ∆DBC cân tại D.

Học tốt Tam giác cân

Các bài học để học tốt Tam giác cân Toán lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác