Đại lượng tỉ lệ thuận (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo
Với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 2: Đại lượng tỉ lệ thuận hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.
Lý thuyết Đại lượng tỉ lệ thuận
1. Khái niệm:
Cho k là hằng số khác 0, ta nói đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k nếu y liên hệ với x theo công thức: y = kx.
Từ y = kx (k ≠ 0) ta suy ra . Vậy nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì x cũng tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ và ta nói hai đại lưỡng x, y tỉ lệ thuận với nhau.
Ví dụ:
- Nếu y = 2x thì ta nói đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là 2.
- Nếu thì ta nói đại lượng b tỉ lệ thuận với đại lượng a theo hệ số tỉ lệ .
2. Tính chất của các đại lượng tỉ lệ thuận:
Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:
- Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi:
- Tỉ số hai giá trị tùy ý của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia:
; ;...
Ví dụ: Cho biết giá trị tương ứng của các đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau trong bảng sau:
x |
x1 = 2 |
x2 = 3 |
x3 = 5 |
x4 = 7 |
y |
y1 = 4 |
y2 = 6 |
y3 = 10 |
y4 = 14 |
Khi đó, ta có:
∙ ;
∙ ; ;…
Bài tập Đại lượng tỉ lệ thuận
Bài 1. Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau. Biết rằng khi x = 3 thì y = 9.
a) Tìm hệ số tỉ lệ k của x đối với y.
b) Tìm y khi x = 2.
Hướng dẫn giải:
a) Do x tỉ lệ thuận với y theo hệ số k, nên ta có x = k.y.
Suy ra: .
b) Theo câu a, ta có: y = 3x.
Suy ra y = 3.2 = 6.
Vậy y = 6 khi x = 2.
Bài 2. Cho m và n là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Hãy viết công thức tính m theo n và tính các giá trị chưa biết và điền vào bảng sau:
m |
2 |
−4 |
? |
−5 |
n |
10 |
? |
30 |
? |
Hướng dẫn giải:
Ta có: m = 2 và n = 10. Mặt khác m, n là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau theo tỉ số k, nên ta có: n = k. m.
Suy ra .
Từ đó ta có n = 5m. Khi đó, ta có:
Với m = −4 thì n = 5.(−4) = 20;
Với n = 30 thì m = 30 : 5 = 6;
Với m = −5 thì n = 5.(−5) = 25.
Vậy ta có bảng sau:
m |
2 |
−4 |
6 |
−5 |
n |
10 |
−20 |
30 |
−25 |
Bài 3. Nhà bác An và bác Bích cùng nhau nuôi lợn, bác An nuôi 1 con, bác Bích nuôi 2 con. Sau khi bán hết số lợn thì thu được tổng 7,5 triệu đồng, hai người quyết định chia số tiền tỉ lệ với số con lợn mỗi người đã nuôi. Tính số tiền mỗi người nhận được?
Hướng dẫn giải:
Gọi x và y (triệu đồng) lần lượt là số tiền được chia của bác An và bác Bích (0 < x, y < 7,5).
Do số tiền và số con lợn của nhà bác An và bác Bích là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau, nên ta có: .
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
Suy ra: x = 2,5.1 = 2,5; y = 2,5.2 = 5 (thỏa mãn)
Vậy bác An nhận được 2,5 triệu đồng; bác Bích nhận được 5 triệu đồng.
Học tốt Đại lượng tỉ lệ thuận
Các bài học để học tốt Đại lượng tỉ lệ thuận Toán lớp 7 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST