Đường tròn, hình tròn (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)
Lý thuyết & 15 bài tập Đường tròn, hình tròn lớp 5 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Đường tròn, hình tròn lớp 5.
I. Lý thuyết
1. Đường tròn, hình tròn
Đầu chì của com-pa vẽ trên tờ giấy một đường tròn |
|
Hình tròn tâm O |
Ví dụ:
Đường tròn tâm I |
|
|
Hình tròn tâm A |
2. Bán kính, đường kính của hình tròn
- Nối tâm O với điểm M trên đường tròn. Đoạn thẳng OM là bán kính của hình tròn.
- Đoạn thẳng AB nối hai điểm A, B trên đường tròn và đi qua tâm O là đường kính của hình tròn.
OA = OB = OM
Ví dụ:
Cho hình tròn tâm O như hình vẽ:
- Bán kính của hình tròn là: OA, OB, OC, OD
- Đường kính của hình tròn là: AB
- CD không phải đường kính của hình tròn
3. Cách vẽ đường tròn
Sử dụng com-pa để vẽ đường tròn tâm O bán kính 3 cm.
- Đặt một đầu com-pa ở vị trí vạch 0 cm của thước kẻ, đầu còn lại ở vị trí vạch 3 cm của thước kẻ.
- Trên tờ giấy, đặt đầu nhọn của com-pa tại điểm O, sau đó quay com-pa một vòng.
- Đầu chì vạch trên tờ giấy đường tròn tâm O bán kính 3 cm.
4. Hình quạt tròn
- Phần đã tô màu giới hạn bởi hai bán kính có dạng hình quạt tròn
Ví dụ:
Phần tô màu của mỗi hình tròn sau có phải hình quạt tròn không?
Trả lời: Phần tô màu hình quạt tròn là: hình 1, hình 2
II. Bài tập minh họa
Bài 1. Nêu tên các hình sau:
Hướng dẫn giải:
Hình 1: Đường tròn tâm I
Hình 2: Hình tròn tâm A
Hình 3: Hình tròn tâm O
Bài 2. Sử dụng com-pa để vẽ hình tròn.
a) Vẽ hình tròn tâm I, bán kính 4 cm.
b) Vẽ hình tròn tâm A, bán kính 20 mm.
c) Vẽ hình tròn tâm O, đường kính 6 cm.
Hướng dẫn giải:
a) Vẽ hình tròn tâm I, bán kính 4 cm.
- Đặt một đầu com-pa ở vị trí vạch 0 cm của thước kẻ, đầu còn lại ở vị trí vạch 4 cm của thước kẻ.
- Trên tờ giấy, đặt đầu nhọn của com-pa tại điểm O, sau đó quay com-pa một vòng.
- Đầu chì vạch trên tờ giấy đường tròn tâm O bán kính 3 cm.
b) Vẽ hình tròn tâm A, bán kính 20 mm.
Đổi: 20 mm = 2 cm
- Đặt một đầu com-pa ở vị trí vạch 0 cm của thước kẻ, đầu còn lại ở vị trí vạch 2 cm của thước kẻ.
- Trên tờ giấy, đặt đầu nhọn của com-pa tại điểm O, sau đó quay com-pa một vòng.
- Đầu chì vạch trên tờ giấy đường tròn tâm O bán kính 2 cm.
c) Vẽ hình tròn tâm O, đường kính 6 cm.
Đường kính của hình tròn bằng 6 cm thì bán kính của hình tròn bằng 3 cm.
Ta vẽ hình tròn tâm O, bán kính bằng 3 cm.
- Đặt một đầu com-pa ở vị trí vạch 0 cm của thước kẻ, đầu còn lại ở vị trí vạch 3 cm của thước kẻ.
- Trên tờ giấy, đặt đầu nhọn của com-pa tại điểm O, sau đó quay com-pa một vòng.
- Đầu chì vạch trên tờ giấy đường tròn tâm O bán kính 3 cm.
Bài 3. Hoàn thành bảng sau:
Bán kính |
3 cm |
40 mm |
8,4 cm |
5,4 cm |
||
Đường kính |
5 dm |
0,6 dm |
Hướng dẫn giải:
Phương pháp: Đường kính gấp hai lần bán kính
Ta hoàn thành được bảng như sau:
Bán kính |
3 cm |
25 cm |
40 mm |
0,3 dm |
8,4 cm |
5,4 cm |
Đường kính |
6 cm |
5 dm |
80 mm |
0,6 dm |
16,8 cm |
10,8 cm |
Bài 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) Hình tròn tâm I, bán kính IA
b) Bán kính của hình tròn là: IA, IE, IF, IB
c) Đường kính của hình tròn là EF
d) AB = 2 × IE
e) EH = IE
Hướng dẫn giải:
a) Hình tròn tâm I, bán kính IA
b) Bán kính của hình tròn là: IA, IE, IF, IB
c) Đường kính của hình tròn là EF
d) AB = 2 × IE
e) EH = IE
Sửa:
c) Vì EF không đi qua tâm I của hình tròn nên EF không phải đường kính của hình tròn.
Đường kính của hình tròn là AB.
d) Trong hình tròn tâm I có: AB là đường kính, IE là bán kính. Nên: AB = 2 × IE
e) Trong hình tròn tâm I có: IE là bán kính, EH không phải bán kính.
Nên: EH không bằng IE
Bài 5. Với mỗi hình tròn dưới đây, nói theo mẫu.
Mẫu: Hình tròn tâm H, bán kính HA và HC, đường kính AC
Hướng dẫn giải:
Hình tròn tâm E, bán kính EC và EB, đường kính BC
Hình tròn tâm D, bán kính DA và DB, đường kính AB
III. Bài tập vận dụng
Bài 1. Sử dụng com-pa để vẽ hình tròn.
a) Vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm.
b) Vẽ hình tròn tâm I, bán kính 3,5 mm.
c) Vẽ hình tròn tâm A, đường kính 9 cm.
Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) Hình 1 là hình tròn tâm I
b) Hình 2 là đường tròn tâm A
c) Hình 3 là đường tròn tâm O
Bài 3. Hoàn thành bảng sau:
Bán kính |
1 cm |
4 m |
9,5 cm |
|||
Đường kính |
3 dm |
7,6 cm |
5 m |
Bài 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) Bán kính của hình tròn là OA
b) Đường kính của hình tròn là EF
c) Hình tròn tâm O, bán kính OK, đường kính OB
d) AB gấp 2 lần OE
e) AB gấp 2 lần OK
Bài 5. Hoàn thành bảng sau:
Bán kính |
1,8 cm |
3,5 m |
9,7 m |
|||
Đường kính |
2,7 dm |
8,9 cm |
11,5 cm |
Bài 6.
a) Vẽ hình tròn tâm O, đường kính AB, bán kính OA = 4 cm.
b) Cho đoạn thẳng AB = 7 cm. Vẽ hình tròn tâm O bán kính 3 cm, hình tròn tâm B bán kính 4 cm.
Bài 7. Trên cùng một hình vẽ, hãy vẽ hai hình tròn có cùng tâm O sao cho hình tròn lớn có bán kính 5 cm, hình tròn nhỏ có bán kính 2 cm.
Bài 8. Trên cùng một hình vẽ, hãy vẽ hình tròn tâm I, bán kính IH, đường kính HK và hình tròn tâm H, bán kính HI.
Bài 9. Đọc tên các hình tròn có trong hình vẽ và bán kính, đường kính tương ứng
Bài 10. Đọc tên các hình tròn có trong hình vẽ và bán kính, đường kính tương ứng
Xem thêm lý thuyết Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Toán lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT