Phép cộng các số trong phạm vi 100000 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)
Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Phép cộng các số trong phạm vi 100000 lớp 3.
I. Lý thuyết
Cách thực hiện phép tính cộng các số trong phạm vi 100 000.
Ví dụ:
+ 8 cộng 1 bằng 9, viết 9 + 0 cộng 7 bằng 7, viết 7 + 6 cộng 0 bằng 6, viết 6 + 1 cộng 8 bằng 9, viết 9 + 5 cộng 2 bằng 7, viết 7 Vậy 51 608 + 28 071 = 79 679 |
|
+ 2 cộng 8 bằng 10, viết 0 nhớ 1 + 6 cộng 1 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8 + 3 cộng 9 bằng 12, viết 2 nhớ 1 + 6 cộng 0 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 + 8 cộng 0 bằng 8, viết 8 Vậy 86 362 + 918 = 87 280 |
II. Các dạng toán
Dạng 1: Tính hoặc đặt tính rồi tính.
- Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau
- Thực hiện phép tính cộng từ phải sang trái.
Ví dụ:
+ 8 cộng 0 bằng 8, viết 8 + 0 cộng 1 bằng 1, viết 1 + 5 cộng 0 bằng 5, viết 5 + 0 cộng 5 bằng 5, viết 5 + 1 cộng 0 bằng 1, viết 1 Vậy 10 508 + 5 010 = 15 518 |
|
+ 4 cộng 1 bằng 5, viết 5 + 9 cộng 3 bằng 12, viết 2 nhớ 1 + 2 cộng 4 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 + 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1 + 6 cộng 2 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9 Vậy 67 294 + 25 431 = 92 725 |
Dạng 2: Tính nhẩm
- Các số tròn nghìn khi cộng thì chỉ cần nhẩm tính với các số ở hàng nghìn và giữ nguyên các hàng còn lại.
Ví dụ:
a) 5 000 + 9 000 + 7 000 = ?
Nhẩm: 5 nghìn + 9 nghìn + 7 nghìn = 14 nghìn + 7 nghìn = 21 nghìn
Vậy: 5 000 + 9 000 + 7 000 = 21 000
b) 61 000 + (4 100 + 4 900) = ?
Ta có: 4 100 + 4 900 = 4 000 + 100 + 4 000 + 900 = 8 000 + 1 000 = 9 000
Nhẩm: 61 nghìn + 9 chín = 70 nghìn
Vậy 61 000 + (4 100 + 4 900) = 70 000
Dạng 3: So sánh
- Tính giá trị biểu thức
- Điền dấu >, <, = cho phù hợp
Ví dụ: 40 000 + 4 000 …. 40 400
Ta có: 40 000 + 4 000 = 44 000
Số 44 000 và 40 400 đều có chữ số hàng chục nghìn là 4. Số 44 000 có chữ số hàng nghìn là 4, số 40 400 có chữ số hàng nghìn là 0.
Do 4 > 0 nên 44 000 > 40 400
Hay 40 000 + 4 000 > 40 400
Dạng 4. Tìm thành phần chưa biết
- Muốn tìm số hạng, ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại
- Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ
Ví dụ:
a) ? – 11 800 = 6 200
(Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ)
Ta có: 6 200 + 11 800 = 18 000
Vậy số cần tìm là 18 000
b) ? + 2 000 = 52 000
(Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại)
Ta có: 52 000 – 2 000 = 50 000
Vậy số cần tìm là 50 000
Dạng 5: Toán đố
- Đọc và tìm hiểu đề bài: Đọc và ghi nhớ các dữ liệu đề bài đã cho, yêu cầu của bài toán.
- Phân tích đề: Dựa vào câu hỏi của đề bài, chú ý các từ khóa “tất cả” hay “ còn lại” , suy luận và dùng các phép tính phù hợp để tìm đáp án.
- Trình bày lời giải và kiểm tra lại đáp án.
Ví dụ: Tháng thứ nhất của hàng bán được 18 000 lít xăng, tháng thứ hai cửa hàng đó bán được nhiều hơn tháng thứ nhất 1 350 lít. Hỏi cả hai tháng của hàng bán được bao nhiêu lít xăn?
Lời giải
Tháng thứ hai cửa hàng bán được số lít xăng là:
18 000 + 1 350 = 19 350 (lít)
Cả hai tháng cửa hàng bán được số lít xăng là:
18 000 + 19 350 = 37 350 (lít)
Đáp số: 37 350 lít
Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Toán lớp 3 Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
Lý thuyết Toán lớp 3 Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải vbt Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)