Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)
Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Em làm được những gì? lớp 3.
I. Phép nhân, phép chia
1. Nhân nhẩm, chia nhẩm
- Các số tròn nghìn khi nhân/ chia thì chỉ cần nhẩm tính phép chia chữ số hàng nghìn ở số bị chia chia cho số chia và giữ nguyên các hàng còn lại.
Ví dụ:
a) 20 000 × (20 : 5) = ?
20 000 × (20 : 5) = 20 000 × 4
Nhẩm: 20 nghìn × 4 = 80 nghìn
Vậy 20 000 × 4 = 80 000
Hay 20 000 × (20 : 5) = 80 000
b) 15 000 : 3 × 6 = ?
Nhẩm: 15 nghìn : 3 × 6 = 5 nghìn × 6 = 30 nghìn
Vậy 15 000 : 3 × 6 = 30 000
2. Phép nhân
Muốn nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, ta làm như sau:
- Đặt tính rồi tính: Thừa số thứ nhất là số có 5 chữ số, thừa số thứ hai là số có 1 chữ số. Thừa số thứ hai được đặt thẳng cột với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất
- Ta nhân từ hàng đơn vị tiến sang trái
- Nếu kết quả có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10 thì nhớ số chục lên hàng kế tiếp, chỉ viết chữ số hàng đơn vị
Ví dụ:
+ 5 nhân 5 bằng 25, viết 5 nhớ 2 + 5 nhân 0 bằng 0, thêm 2 bằng 2, viết 2 + 5 nhân 2 bằng 0, viết 0 nhớ 1 + 5 nhân 5 bằng 25, thêm 1 bằng 26, viết 6 nhớ 2 + 5 nhân 1 bằng 5, thêm 2 bằng 7, viết 7 Vậy 15 205 × 5 = 76 025 |
3. Phép chia
Muốn chia số có năm chữ số cho số có một chữ số ta làm như sau: Thực hiện lấy từng chữ số của số bị chia, chia cho số chia theo thứ tự từ trái sang phải
- Đặt tính
- Thực hiện lấy từng số của số bị chia chia cho số chia theo thứ tự từ trái sang phải
Ví dụ: Thực hiện phép tính 15 821 : 5
+ 15 chia 5 được 3, viết 3 3 nhân 5 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0 + Hạ 8, 8 chia 5 được 1, viết 1 1 nhân 5 bằng 5, 5 trừ 5 bằng 3 + Hạ 2, 32 chia 5 được 6, viết 6 6 nhân 5 bằng 30, 32 trừ 30 bằng 2 + Hạ 1, 21 chia 5 được 4, viết 4 4 nhân 5 bằng 20, 21 trừ 20 bằng 1 Vậy 15 821 : 5 = 3 164 (dư 1) |
II. Tính giá trị của biểu thức
- Quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
+ Trong biểu thức chỉ có chứa phép cộng và phép trừ ta thực hiện các phép tính theo thứ từ từ trái sang phải.
+ Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia: ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau
+ Khi tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc:
Ví dụ: Tính giá trị biểu thức (24 514 – 3 204) : 2
Ta có: (24 514 – 3 204) : 2
= 21 310 : 2
= 10 655
Vậy giá trị biểu thức (24 514 – 3 204) : 2 = 10 655
III. Toán có lời văn
- Đọc và phân tích đề bài.
- Khi bài toán cho giá trị một nhóm và yêu cầu tìm giá trị của nhiều nhóm tương tự thì ta thường sử dụng phép nhân; Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả.
Ví dụ: Nhà Bác Hân có 2 mảnh vườn, mỗi mảnh vườn trồng 15 000 cây cao su. Bác phải thuê 6 đội nhân công để chăm sóc tổng số cây cao su đó. Hỏi mỗi đội nhân công cần phải chăm sóc bao nhiêu cây cao su?
Lời giải
Nhà Bác Hân trồng tất cả số cây cao su là:
15 000 × 2 = 30 000 (cây)
Mỗi đội nhân công cần chăm sóc số cây là:
30 000 : 6 = 5 000 (cây)
Đáp số: 5 000 cây cao su
Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải vbt Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)