Tổng hợp lý thuyết Toán 10 Chương 7 Chân trời sáng tạo
Với Tổng hợp lý thuyết Toán 10 Chương 7: Bất phương trình bậc hai một ẩn sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 10.
Lý thuyết tổng hợp Toán 10 Chương 7
1. Tam thức bậc hai
– Đa thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c với a, b, c là các hệ số, a ≠ 0 và x là biến số được gọi là tam thức bậc hai.
Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Khi thay x bằng giá trị x0 vào f(x), ta được gọi là giá trị của tam thức bậc hai tại x0.
• Nếu f(x0) > 0 thì ta nói f(x) dương tại x0.
• Nếu f(x0) < 0 thì ta nói f(x) âm tại x0.
• Nếu f(x) dương (âm) tại mọi điểm x thuộc một khoảng hoặc một đoạn thì ta nói f(x) dương (âm) trên khoảng hoặc đoạn đó.
Ví dụ: Biểu thức nào sau đây là tam thức bậc hai? Nếu là tam thức bậc hai, hãy xét dấu của nó tại x = 3.
a) f(x) = x2 + 2x4 – 2;
b) f(x) = –x2 + 2x – 3;
c) f(x) = 3x2 – x.
Hướng dẫn giải
a) Biểu thức f(x) = x2 + 2x4 – 2 không phải là tam thức bậc hai vì có chứa x4.
b) Biểu thức f(x) = –x2 + 2x – 3 là tam thức bậc hai với a = –1, b = 2 và c = –3.
Khi x = 3 ta có:
f(3) = –32 + 2.3 – 3 = = –9 + 6 – 3 = –6 < 0.
Do đó f(x) âm tại x = 3.
c) Biểu thức f(x) = 3x2 – x là tam thức bậc hai với a = 3, b = và c = 0.
Khi x = 3 ta có:
f(3) = 3.32 – .3 = 27 – 3> 0
Do đó f(x) dương tại x = 3.
– Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Khi đó:
• Nghiệm của phương trình bậc hai ax2 + bx + c là nghiệm của f(x).
• Biểu thức ∆ = b2 – 4ac và lần lượt là biệt thức và biệt thức rút gọn của f(x).
Ví dụ: Tìm biệt thức (hoặc biệt thức thu gọn) và nghiệm (nếu có) của các tam thức bậc hai sau:
a) f(x) = x2 + 2x – 5;
b) f(x) = –3x2 + 18x – 27;
c) f(x) = x + x2 + 1.
Hướng dẫn giải
a) f(x) = x2 + 2x – 5 có ∆' = 12 – 1.(–5) = 6 > 0.
Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
và
Vậy tam thức bậc hai đã cho có hai nghiệm là và .
b) f(x) = –3x2 + 18x – 27
f(x) có ∆' = 92 – (‒3).(–27) = 0
Do đó f(x) có nghiệm kép là
Vậy tam thức bậc hai đã cho có nghiệm là x = 3.
c) f(x) = x + x2 + 1 = x2 + x + 1.
f(x) có ∆ = 12 – 4.1.1 = –3 < 0.
Do đó f(x) vô nghiệm.
Vậy tam thức bậc hai đã cho vô nghiệm.
2. Định lí về dấu của tam thức bậc hai
Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0).
+ Nếu ∆ < 0 thì f(x) cùng dấu với a với mọi giá trị x.
+ Nếu ∆ = 0 và là nghiệm kép của f(x) thì f(x) cùng dấu với a với mọi x khác x0.
+ Nếu ∆ > 0 và x1, x2 là hai nghiệm của f(x) (x1 < x2) thì:
• f(x) trái dấu với a với mọi x trong khoảng (x1; x2);
• f(x) cùng dấu với a với mọi x thuộc hai khoảng (–∞; x1), (x2; +∞).
Chú ý:
+ Để xét dấu tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0), ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tính và xác định dấu của biệt thức ∆;
Bước 2: Xác định nghiệm của f(x) (nếu có);
Bước 3: Xác định dấu của hệ số a;
Bước 4: Xác định dấu của f(x).
+ Khi xét dấu của tam thức bậc hai, ta có thể dùng biệt thức thu gọn ∆' thay cho biệt thức ∆.
Ví dụ: Xét dấu của các tam thức bậc hai sau:
a) f(x) = 3x2 + 6x – 9;
b) f(x) = –2x2 + 8x + 10;
c) f(x) = 4x2 + 8x + 4;
d) f(x) = –3x2 + 2x – 1.
Hướng dẫn giải
a) f(x) = 3x2 + 6x – 9
f(x) có a = 3 > 0 và ∆' = 32 – 3.(–9) = 36 > 0.
Khi đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
và
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Vậy, f(x) dương trong khoảng (–∞; –3) và (1; +∞);
f(x) âm trong khoảng (–3; 1).
b) f(x) = –2x2 + 8x + 10
f(x) có a = –2 < 0 và ∆' = 42 – (–2).10 = 36 > 0.
Khi đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
và
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Vậy, f(x) âm trong khoảng (–∞; –1) và (5; +∞);
f(x) dương trong khoảng (–1; 5).
c) f(x) = 4x2 + 8x + 4
f(x) có a = 4 > 0 và ∆' = 42 – 4.4 = 0.
Khi đó f(x) có nghiệm kép là
Vậy, f(x) dương với mọi x ≠ –1.
d) f(x) = –3x2 + 2x – 1.
f(x) có a = –3 < 0 và ∆' = 12 – (–3).(–1) = –2 < 0.
Vậy f(x) âm với mọi x ∈ ℝ.
3. Giải bất phương trình bậc hai một ẩn
– Bất phương trình bậc hai một ẩn x là bất phương trình có một trong các dạng:
ax2 + bx + c ≤ 0, ax2 + bx + c < 0, ax2 + bx + c ≥ 0, ax2 + bx + c > 0,
với a ≠ 0.
Nghiệmcủa bất phương trình bậc hai là các giá trị của biến x mà khi thay vào bất phương trình ta được bất đẳng thức đúng.
Ví dụ: Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc hai một ẩn? Nếu là bất phương trình bậc hai một ẩn, x = –2 và x = 3 có phải là nghiệm của bất phương trình đó hay không?
a) 2x2 – 7x – 15 < 0;
b) 3 – 2x2 + x3 > 0;
c) x2 – 4x + 3 ≥ 0.
Hướng dẫn giải
a) 2x2 – 7x – 15 < 0
Bất phương trình trên là bất phương trình bậc hai một ẩn dạng ax2 + bx + c < 0 với a = 2, b = –7, c = –15.
• Với x = –2 thay vào bất phương trình ta có:
2.(–2)2 – 7.(–2) – 15 < 0
<=> 7 < 0. Đây là bất đẳng thức sai.
Do đó x = –2 không là nghiệm của bất phương trình.
• Với x = 3 thay vào bất phương trình ta có:
2.32 – 7.3 – 15 < 0
<=> –18 < 0. Đây là bất đẳng thức đúng.
Do đó x = 3 là nghiệm của bất phương trình.
b) 3 – 2x2 + x3 > 0
Bất phương trình trên không là bất phương trình bậc hai một ẩn vì có chứa x3.
c) x2 – 4x + 3 ≥ 0.
Bất phương trình trên là bất phương trình bậc hai một ẩn dạng ax2 + bx + c ≥ 0 với a = 1, b = –4, c = 3.
• Với x = –2 thay vào bất phương trình ta có:
(–2)2 – 4.(–2) + 3 ≥ 0
<=> 15 ≥ 0. Đây là bất đẳng thức đúng.
Do đó x = –2 là nghiệm của bất phương trình.
• Với x = 3 thay vào bất phương trình ta có:
32 – 4.3 + 3 ≥ 0
<=> 0 ≥ 0. Đây là bất đẳng thức đúng.
Do đó x = 3 là nghiệm của bất phương trình.
– Giải bất phương trình bậc hai là tìm tập hợp các nghiệm của bất phương trình đó.
Ta có thể giải bất phương trình bậc hai bằng cách xét dấu của tam thức bậc hai tương ứng.
Ví dụ: Giải các bất phương trình sau:
a) x2 – 3x + 2 < 0;
b) –2x2 + 3x – 7 ≥ 0.
Hướng dẫn giải
a) x2 – 3x + 2 < 0
Xét tam thức bậc hai f(x) = x2 – 3x + 2
Ta có ∆ = (–3)2 – 4.1.2 = 1 > 0
Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là x1 = 1 và x2 = 2.
Vì a = 1 > 0 nên ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Dựa vào bảng xét dấu f(x) < 0 <=> x ∈ (1; 2).
Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là (1; 2).
b) –2x2 + 3x – 7 ≥ 0.
Xét tam thức bậc hai f(x) = –2x2 + 3x – 7
Ta có ∆ = 32 – 4.(–2).(–7) = –47 < 0.
Mặt khác a = –2 < 0
Do đó f(x) < 0 với mọi x.
Khi đó không có giá trị nào của x thỏa mãn f(x) ≥ 0.
Vậy bất phương trình đã cho vô nghiệm.
4. Phương trình dạng
Để giải phương trình ta làm như sau:
Bước 1: Bình phương hai vế của phương trình để được phương trình:
ax2 + bx + c = dx2 + ex + f
Bước 2: Giải phương trình nhận được ở Bước 1.
Bước 3: Thử lại xem các giá trị x tìm được ở Bước 2 có thoả mãn phương trình đã cho hay không và kết luận nghiệm.
Ví dụ: Giải phương trình sau:
Hướng dẫn giải
(1)
Bình phương hai vế của phương trình (1) ta có:
x2 + 3x – 2 = x + 1
=> x2 + 2x – 3 = 0
=> x = 1 hoặc x = –3.
• Với x = 1 thay vào phương trình (1) ta được:
(đúng)
Do đó x = 1 là nghiệm của phương trình (1).
• Với x = –3 ta thấy x + 1 = –3 +1 = –2 < 0 nên không tồn tại
Do đó x = –3 không là nghiệm của phương trình (1).
Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = 1.
5. Phương trình dạng
Để giải phương trình ta làm như sau:
Bước 1: Bình phương hai vế của phương trình để được phương trình:
ax2 + bx + c = dx +e
Bước 2: Giải phương trình nhận được ở Bước 1.
Bước 3: Thử lại xem các giá trị x tìm được ở Bước 2 có thoả mãn phương trình đã cho hay không và kết luận nghiệm.
Ví dụ: Giải phương trình sau:
Hướng dẫn giải
(2)
Bình phương hai vế phương trình (2) ta có:
4 + 2x – x2 = (x – 2)2
=> 4 + 2x – x2 = x2 – 4x + 4
=> 2x2 – 6x = 0
=> 2x(x – 3) = 0
=> x = 0 hoặc x = 3
• Với x = 0 thay vào phương trình (2) ta được:
<=> 2 = –2 (vô lí)
Do đó x = 0 không là nghiệm của phương trình (2).
• Với x = 3 thay vào phương trình (2) ta được:
<=> 1 = 1 (đúng)
Do đó x = 3 là nghiệm của phương trình (1).
Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = 3.
Bài tập tổng hợp Toán 10 Chương 7
Bài 1. Cho các đa thức sau, những đa thức nào là tam thức bậc hai? Nếu là tam thức bậc hai hãy xét dấu của tam thức bậc hai đó.
a)
b) f(x) = x3 – x2 + 1;
c) f(x) = –2x2 – 2x – 5;
d)
e) f(x) = –x2 + 4x – 3.
Hướng dẫn giải
a)
f(x) là tam thức bậc hai có a = b = c = 1
Khi đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Vậy, f(x) dương trong khoảng và (1; +∞);
f(x) âm trong khoảng
b) f(x) = x3 – x2 + 1
f(x) không phải là tam thức bậc hai vì có chứa x3.
c) f(x) = –2x2 – 2x – 5
f(x) là tam thức bậc hai có a = –2 < 0, b = –2, c = –5.
Ta có ∆' = (–1)2 – (–2).(–5) = –9 < 0.
Vậy f(x) luôn âm với mọi x ∈ ℝ.
d)
f(x) không phải là tam thức bậc hai vì có chứa x4 và x3.
e) f(x) = –x2 + 4x – 3
f(x) là tam thức bậc hai có a = –1 < 0, b = 4, c = –3.
Ta có: ∆' = 22 – (–1).(–3) = 1 > 0
Khi đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Vậy, f(x) âm trong khoảng (–∞; 1) và (3; +∞);
f(x) dương trong khoảng (1; 3).
Bài 2. Dựa vào đồ thị của các hàm số bậc hai sau đây, hãy lập bảng xét dấu của tam thức bậc hai tương ứng.
a) f(x) = x2 – x + 2
b) f(x) = –3x2 – 2x + 1
c) f(x) = x2 + 4x – 5
d)
Hướng dẫn giải
a) f(x) = x2 – x + 2
Quan sát hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số f(x) nằm hoàn toàn ở trên (không cắt) trục hoành.
Do đó f(x) vô nghiệm và f(x) > 0 với mọi x.
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
b) f(x) = –3x2 – 2x + 1
Quan sát hình vẽ ta thấy:
• Với x trong khoảng (–∞; –1) và ta thấy đồ thị nằm bên dưới trục hoành
=> f(x) < 0 trong khoảng (–∞; –1) và .
• Với x trong khoảng ta thấy đồ thị nằm bên trên trục hoành
=> f(x) > 0 trong khoảng .
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
c) f(x) = x2 + 4x – 5
Quan sát hình vẽ ta thấy:
• Với x trong khoảng (–∞; –5) và (1; +∞) ta thấy đồ thị nằm bên trên trục hoành
=> f(x) > 0 trong khoảng (–∞; –5) và (1; +∞).
• Với x trong khoảng (–5; 1) ta thấy đồ thị nằm bên dưới trục hoành
=> f(x) < 0 trong khoảng (–5; 1).
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
d)
Quan sát hình vẽ ta thấy:
• Với x trong khoảng và ta thấy đồ thị nằm bên dưới trục hoành
=> f(x) < 0 trong khoảng và .
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Bài 3. Dựa vào đồ thị của hàm số bậc hai tương ứng, hãy xác định tập nghiệm của các bất phương trình bậc hai sau:
a) x2 – 16x + 64 > 0
b) x2 – x – 12 ≥ 0
c) –x2 + 5x – 4 < 0
d) –x2 + x – 2 ≥ 0
Hướng dẫn giải
a) x2 – 16x + 64 > 0
Xét tam thức bậc hai f(x) = x2 – 16x + 64
Dựa vào đồ thị ta thấy f(x) nằm trên trục hoành và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ x = 8.
Do đó f(x) ≥ 0 với mọi x.
Khi đó f(x) > 0 <=> x ≠ 8.
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là ℝ \ {8}.
b) x2 – x – 12 ≥ 0
Xét tam thức bậc hai f(x) = x2 – x – 12
Dựa vào đồ thị ta thấy đồ thị cắt trục hoành tại hai điểm có hoành độ là x1 = –3 và x2 = 4.
Đồ thị f(x) nằm trên trục hoành khi x nằm trong khoảng (–∞; –3) và (4; +∞).
Do đó f(x) ≥ 0 <=> x ≤ –3 hoặc x ≥ 4.
Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là (–∞; –3) ∪ (4; +∞).
c) –x2 + 5x – 4 < 0
Xét tam thức bậc hai f(x) = –x2 + 5x – 4
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy đồ thị cắt trục hoành tại hai điểm có hoành độ x1 = 1 và x2 = 4.
Đồ thị f(x) nằm dưới trục hoành khi x nằm trong khoảng (1; 4).
Do đó f(x) < 0 <=> x ∈ (1; 4).
Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là (1; 4).
d) –x2 + x – 2 ≥ 0
Xét tam thức bậc hai f(x) = –x2 + x – 2
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy đồ thị nằm hoàn toàn dưới trục hoành.
Do đó f(x) < 0 với mọi x.
Khi đó bất phương trình f(x) ≥ 0 <=> x ∈∅.
Vậy bất phương trình có tập nghiệm là ∅.
Bài 4.Giải các bất phương trình bậc hai sau:
a) 6x2 + x – 1 ≤ 0;
b) –x2 – x – 1 > 0;
c) –2x2 < 2x – 5;
d) –x2 ≥ 2x + 1;
e) x2 + 2x – 7 ≤ 2x2 – 2x.
Hướng dẫn giải
a) 6x2 + x – 1 ≤ 0
Xét tam thức bậc hai f(x) = 6x2 + x – 1 có a = 6 > 0.
Ta có: ∆ = 12 – 4.6.(–1) = 25 > 0
Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Dựa vào bảng xét dấu ta có:
f(x) ≤ 0 <=>
Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là
b) –x2 – x – 1 > 0
Xét tam thức bậc hai f(x) = –x2 – x – 1 có a = –1 < 0.
Ta có: ∆ = (–1)2 – 4.(–1).(–1) = –3 < 0.
Do đó f(x) vô nghiệm nên f(x) < 0 với mọi x.
Khi đó không có giá trị nào của x thỏa mãn f(x) > 0.
Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là ∅.
c) –2x2 < 2x – 5
<=>–2x2 – 2x + 5 < 0
Xét tam thức bậc hai f(x) = –2x2 – 2x + 5 có a = –2 < 0.
Ta có: ∆' = (–1)2 – (–2).5 = 11 > 0.
Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Dựa vào bảng xét dấu ta có:
Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là
d) –x2 ≥ 2x + 1
<=> –x2 – 2x – 1 ≥ 0.
Xét tam thức bậc hai f(x) = –x2 – 2x – 1 có a = –1 < 0.
Ta có: ∆' = (–1)2 – (–1).(–1) = 0.
Do đó f(x) có nghiệm kép x = –1.
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Dựa vào bảng xét dấu ta có:
f(x) ≥ 0 <=> x = –1.
Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm {–1}.
e) x2 + 2x – 7 ≤ 2x2 – 2x.
<=> x2 + 2x – 7 – 2x2 + 2x≤ 0
<=> –x2 + 4x – 7 ≤ 0.
Xét tam thức bậc hai f(x) = –x2 + 4x – 7 có a = –1 < 0.
Ta có: ∆' = 22 – (–1).(–7) = –3 < 0.
Do đó f(x) < 0 với mọi x.
Khi đó f(x) ≤ 0 với mọi x.
Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là ℝ.
Bài 5. Giải các phương trình sau:
Hướng dẫn giải
a) (1)
Bình phương hai vế phương trình (1) ta có:
x2 – 5x + 4 = –2x2 – 3x + 12
=> 3x2 – 2x – 8 = 0
=> x = 2 hoặc x =
• Với x = 2 ta có x2 – 5x + 4 = 22 – 5.2 + 4 = –10.
Khi đó không tồn tại
Do đó x = 2 không là nghiệm của phương trình (1).
• Với x = thay vào phương trình (1) ta được:
(đúng)
Do đó x = là nghiệm của phương trình (1).
Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = .
b)
(2)
Bình phương hai vế phương trình (2) ta có:
x2 – 4x + 4 = (6 – x)(2x – 1)
=> x2 – 4x + 4 = 12x – 6 – 2x2 + x
=> 3x2 – 17x + 10 = 0
• Với x = 5 thay vào phương trình (2) ta có:
<=> 3 = 3 (đúng)
Do đó x = 5 là nghiệm của phương trình đã cho.
• Với x = thay vào phương trình (2) ta có:
<=> = (đúng)
Do đó x = là nghiệm của phương trình đã cho.
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S =
c) (3)
Bình phương hai vế phương trình (3) ta có:
x2 – 2x + 4 = 2 – x
=> x2 – x + 2 = 0
=>
(vô lí vì với mọi x).
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
Bài 6. Giải các phương trình sau:
Hướng dẫn giải
a) (1)
Bình phương hai vế phương trình (1) ta có:
x2 – 3x + 2 = (x – 1)2
=> x2 – 3x + 2 = x2 – 2x + 1
=> –x = –1
=> x = 1
Thay x = 1 vào phương trình (1) ta có:
<=> 0 = 0 (đúng)
Do đó x = 1 là nghiệm của phương trình (1).
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 1.
b) (2)
Bình phương hai vế phương trình (2) ta có:
4x2 + 2x + 10 = (3x + 1)2
=> 4x2 + 2x + 10 = 9x2 + 6x + 1
=> –5x2 – 4x + 9 = 0
• Với x = 1 thay vào phương trình (2) ta có:
<=> 4 = 4 (đúng)
Do đó x = 1 là nghiệm của phương trình (2).
• Với x = thay vào phương trình (2) ta có:
<=> (vô lí)
Do đó x = không là nghiệm của phương trình (2).
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 1.
c)
(3)
Bình phương hai vế phương trình (3) ta có:
(x – 1)(2x – 1) = (2x + 1)2
=> 2x2 – x – 2x + 1 = 4x2 + 4x + 1
=> –2x2 – 7x = 0
• Với x = 0 thay vào phương trình (3) ta có:
<=> 1 = 1 (đúng)
Do đó x = 0 là nghiệm của phương trình (3).
• Với x = thay vào phương trình (3) ta có:
<=> 6 = –6 (vô lí)
Do đó x = không là nghiệm của phương trình (3).
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 0.
Bình phương hai vế phương trình (4) ta có:
3x2 – 9x + 1 = (x – 2)2
<=> 3x2 – 9x + 1 = x2 – 4x + 4
<=> 2x2 – 5x – 3 = 0
• Với x = 3 thay vào phương trình (4) ta có:
<=> 1 = 1 (đúng)
Do đó x = 3 là nghiệm của phương trình (4).
• Với x = thay vào phương trình (4) ta có:
Do đó x = không là nghiệm của phương trình (4).
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 3.
Bài 7. Tìm giá trị của m để:
a) f(x) = –2x2 + (m – 2)x – m + 4 không dương với mọi x ∈ ℝ;
b) f(x) = x2 – (m + 2)x + 8m + 1 > 0 với mọi x ∈ ℝ;
c) f(x) = mx2 – mx + m + 3 < 0 với mọi x.
Hướng dẫn giải
a) f(x) = –2x2 + (m – 2)x – m + 4 là tam thức bậc hai có a = –2 < 0
Do đó f(x) không dương với mọi x ∈ ℝ tức là f(x) ≤ 0, ∀x ∈ ℝ
<=> ∆ ≤ 0
Mà ∆ = (m – 2)2 – 4.(–2).(–m + 4)
= m2 – 4m + 4 – 8m + 32
= m2 – 12m + 36
= (m – 6)2 ≥ 0, ∀m.
Khi đó ∆ ≤ 0 <=> (m – 6)2 ≤ 0
<=> m – 6 = 0 <=> m = 6.
Vậy với m = 6 thì f(x) không dương với mọi x ∈ ℝ.
b) f(x) = x2 – (m + 2)x + 8m + 1 > 0 là tam thức bậc hai có a = 1 > 0.
Do đó f(x) > 0, ∀x ∈ ℝ Û ∆ < 0
Mà ∆ = [–(m + 2)]2 – 4.(8m + 1)
= m2 + 4m + 4 – 32m – 4
= m2 – 28m
Khi đó ∆ < 0 <=> m2 – 28m < 0
<=> m(m – 28) < 0
<=> 0 < m < 28
Vậy với 0 < m < 28 thì f(x) > 0, ∀x ∈ ℝ.
c) f(x) = mx2 – mx + m + 3 có a = m.
• Với m = 0 ta có f(x) = 3 > 0 nên không thoả mãn f(x) < 0.
=> với m = 0 không thoả mãn.
• Với m ≠ 0, f(x) là tam thức bậc hai
Có ∆ = (– m)2 – 4.m.(m + 3)
= m2 – 4m2 – 12m
= – 3m2 – 12
Khi đó f(x) < 0 với mọi x
Vì m < 0 nên –3m > 0
Do đó (*) <=> m + 4 < 0 Û m < –4.
Kết hợp điều kiện m ≠ 0 ta có: m < –4.
Vậy với m ∈ (–∞; –4) thì f(x) < 0 với mọi x.
Bài 8. Tổng chi phí để sản xuất x sản phẩm được cho bởi biểu thức x2 + 202x + 12 500 (nghìn đồng); giá bán của một sản phẩm là 500 nghìn đồng. Số sản phẩm sản xuất phải trong khoảng nào thì có lãi?
Hướng dẫn giải
Vì giá bán một sản phẩm là 500 nghìn đồng nên với x sản phẩm thì có doanh thu là 500x (nghìn đồng).
Do tổng chi phí để sản xuất ra x sản phầm là x2 + 202x + 12 500 (nghìn đồng) nên lợi nhuận thu về từ x sản phẩm là:
500x – (x2 + 202x + 12 500)
= – x2 + 298x – 12 500.
Để có lãi thì – x2 + 298x – 12 500 > 0.
Đặt f(x) = –x2 + 298x – 12 500.
Ta có: ∆' = 1492 – (–1)(–12 500) = 9 701 > 0.
Khi đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
Mặt khác a = –1 < 0 nên ta có bảng xét dấu sau:
Từ bảng xét dấu ta thấy f(x) > 0 khi x trong khoảng (50,5; 247,5);
Mặt khác, vì x là số sản phẩm nên x nguyên dương.
Do đó để có lãi thì số sản phẩm sản xuất phải từ 51 đến 247 sản phẩm.
Vậy cần sản xuất từ 51 đến 247 sản phẩm thì sẽ có lãi.
Bài 9. Một quả bóng được ném thẳng từ độ cao 1,5 mét với vận tốc ban đầu 10 m/s. Độ cao của bóng so với mặt đất (m) sau t (giây) được cho bởi hàm số h(t) = –5t2 + 10t + 1,5. Quả bóng có thể đạt được độ cao trên 5 m không? Nếu có thì trong bao lâu? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.
Hướng dẫn giải
Để quả bóng có thể đạt được độ cao trên 5 m thì h(t) = –5t2 + 10t + 1,5 > 5.
<=> –5t2 + 10t – 3,5 > 0.
<=> t2 – 2t + 0,7 < 0.
Xét tam thức bậc hai f(x) = t2 – 2t + 0,7 có a = 1 > 0.
Ta có D' = (–1)2 – 1.0,7 = 0,3 > 0.
Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Dựa vào bảng xét dấu ta có:
f(t) < 0 <=> t ∈ (0,5; 1,5).
Vậy quả bóng có thể đạt được độ cao trên 5 m trong khoảng từ 0,5 giây cho đến 1,5 giây.
Bài 10. Tam giác ABC vuông tại A, có cạnh AC ngắn hơn cạnh BC là 9 cm. Tính độ dài ba cạnh của tam giác ABC biết chu vi của tam giác bằng 70 cm.
Hướng dẫn giải
Gọi AC = x (cm) (x > 0).
Cạnh AC ngắn hơn cạnh BC là 9 cm nên BC = x + 9 (cm).
Tam giác ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore ta có:
BC2 = AB2 + AC2
=> AB2 = BC2 – AC2
=> AB2 = (x + 9)2 – x2
=> AB2 = x2 + 18x + 81 – x2 = 18x + 81
(cm)
Ta có chu vi của tam giác ABC là:
AB + BC + CA
= + x + 9 + x
= + 2x + 9 (cm)
Mà theo bài chu vi tam giác ABC bằng 70 cm.
Do đó ta có: + 2x + 9 = 70
= 61 – 2x (*)
Bình phương hai vế của phương trình trên ta có:
18x + 81 = (61 – 2x)2
=> 18x + 81 = 3721 – 244x + 4x2
=> 4x2 – 262x + 3640 = 0
• Với x = 20 thay vào phương trình (*) ta có:
= 61 – 2.20
<=> 21 = 21 (đúng)
Do đó x = 20 là nghiệm của phương trình (*).
• Với x = 45,5 thay vào phương trình (*) ta có:
= 61 – 2.45,5
<=> 30 = –30 (vô lí)
Do đó x = 45,5 không là nghiệm của phương trình (*).
Khi đó AC = 20 (cm), BC = 29 (cm) và AB = (cm).
Vậy AC = 20 cm, AB = 21 cm và BC = 29 cm.
Bài 11. Một đài quan sát O cách ba vị trí A, B, C như hình vẽ dưới đây.
Tính khoảng cách từ đài quan sát O tới B biết khoảng cách từ vị trí A đến vị trí C gấp đôi khoảng cách từ vị trí A đến vị trí B và khoảng cách từ O đến B ngắn hơn khoảng cách từ O đến A.
Hướng dẫn giải
Vì OB là khoảng cách nên x > 0.
Vì khoảng cách từ O đến B ngắn hơn khoảng cách từ O đến A nên x < 2.
Áp dụng định lí côsin cho tam giác OAC ta có:
AC2 = OA2 + OC2 – 2.OA.OC.cos
=> AC2 = 22 + (x + 1)2 – 2.2.(x + 1).cos120°
=> AC2 = 4 + x2 + 2x + 1 + 2.(x +1) = x2 + 4x + 7.
=> AC = (km).
Áp dụng định lí côsin cho tam giác OAB ta có:
AB2 = OA2 + OB2 – 2.OA.OB.cos
=> AB2 = 22 + x2 – 2.2.x.cos(180° – 120°)
=> AB2 = 4 + x2 – 2x = x2 – 2x + 4.
(km).
Vì khoảng cách từ vị trí A đến vị trí C gấp đôi khoảng cách từ vị trí A đến vị trí B nên AC = 2AB.
Do đó
Bình phương hai vế phương trình trên ta có:
x2 + 4x + 7 = 4.(x2 – 2x + 4)
=> x2 + 4x + 7 = 4x2 – 8x + 16
=> 3x2 – 12x + 9 = 0
Vậy khoảng cách từ đài quan sát O tới vị trí B là 1 km.
Học tốt Toán 10 Chương 7
Các bài học để học tốt Chương 7 Toán lớp 10 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Lý thuyết Toán 10 Bài 1: Quy tắc cộng và quy tắc nhân
- Lý thuyết Toán 10 Bài 2: Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
- Lý thuyết Toán 10 Bài 3: Nhị thức Newton
- Tổng hợp lý thuyết Toán 10 Chương 8
- Lý thuyết Toán 10 Bài 1: Toạ độ của vectơ
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST