Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (3 mẫu)
Tổng hợp các đoạn văn Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 1)
- Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 2)
- Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 3)
- Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 4)
- Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 5)
- Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 6)
- Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 7)
Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết - mẫu 1
Vào mùa xuân ở miền Bắc có rất nhiều lễ hội nhưng lễ hội em thích nhất là lễ hội chùa Hương.
Lễ hội chùa Hương là một lễ hội ngày Tết lớn ở Việt Nam được tổ chức mỗi năm và thu hút rất nhiều Phật tử từ Nam ra Bắc đến tham quan và hành hương. Lễ hội được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội và kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Du khách đến với chùa Hương không chỉ được thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh mà còn được đắm mình vào khoảng trời non nước, ngồi thuyền ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành. Phần lễ của lễ hội chùa Hương thể hiện niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo chung ở Việt Nam bao gồm cả Phật tử và những du khách mang tín ngưỡng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Phần hội có rất nhiều trò chơi, hoạt động văn hóa đặc sắc cũng được diễn ra tại nơi đây như chèo thuyền, hát chèo, leo núi, hát chầu văn,...ngày hội du thuyền còn mang lại một nét đẹp độc đáo của lễ hội chùa Hương bởi gợi nhớ đến cội nguồn cho người đi hội.
Du xuân Chùa Hương đầu năm để cầu bình an, sức khỏe cho một năm mới đầy may mắn và tài lộc.
Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết - mẫu 2
Vào ngày rằm tháng giêng, em được theo bà tham gia hội xuân do làng em tổ chức.
Hội xuân được tổ chức ở đình làng. Từ mấy ngày hôm trước, mọi người đã trang trí và chuẩn bị sẵn các dụng cụ để ngày hội được diễn ra suôn sẻ. Vì thế, khi em và bà đến nơi, đình làng đã thay đổi bộ dáng hoàn toàn, với những câu đối, tấm vải màu sắc sặc sỡ, tươi vui. Dọc lối đi, còn được đặt các chậu cúc vàng tươi. Các cửa nhỏ thì đặt các bình hoa mai vàng, hoa đào hồng thắm nữa. Trông tràn đầy sức sống. Mọi người đến chơi hội ai cũng mặc thật đẹp và tươm tất. Các chiếc áo dài, áo tứ thân được mặc nhiều hơn cả. Không ai bảo ai, mọi người tự chọn chỗ rồi ngồi xuống, nghe lời phát biểu của trưởng làng. Những lời chúc tụng thật ý nghĩa và chân thành khiến ai cũng vỗ tay vui mừng. Sau đó, mọi người tản ra tham gia các hoạt động khác nhau. Nơi thì nhảy sạp, bên thì đánh đu, góc thì ném pao… Sân bày bán các món ngon, đồ chơi, đồ kỉ niệm… cũng tấp nập không kém. Khắp nơi đều là tiếng cười, tiếng nói, rộn ràng vui tươi.
Lễ hội xuân là ngày hội vô cùng ý nghĩa. Nó đem lại niềm vui và tạo nguồn năng lượng để cho người dân chuẩn bị bước vào một năm làm việc phía trước.
Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết - mẫu 3
Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về, làng em lại tổ chức ngày hội mừng xuân.
Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của một năm. Địa điểm tổ chức, chính là tại bãi đất trống lớn ở trước làng. Ở đó, vào hôm trước khi diễn ra, người ta sẽ dọn dẹp sạch sẽ, và lắp đặt các thiết bị cần thiết như đèn chiếu sáng, các băng rôn, cờ, hoa, và cả mái che ở những nơi để loa âm thanh nữa. Chiều hôm trước khi diễn ra, các sạp hàng trưng bày, mua bán đã được soạn sẵn đầy đủ, chờ diễn ra lễ hội.
Ngày lễ hội xuân diễn ra, mọi người náo nức đến nơi tổ chức, ai cũng xúng xính những bộ trang phục đẹp nhất, cùng bạn bè, người thân đến xem hội. Chưa đi đến nơi, mà tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng cười nói đã kéo nhau đến bên tai, thôi thúc mọi người nhanh bước chân đến tham gia. Ở đó, có đủ các món ngon, món đồ lưu niệm xinh xắn. Có đủ các nhóm chơi những trò chơi thú vị, từ ném vòng, đánh đu, nhảy sạp, đến diễn xiếc… Tấp nập, rộn ràng vô cùng. Ai cũng chào nhau bằng nụ cười tươi vui, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp cho mùa xuân mới đến.
Tuy chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng lễ hội cũng đã đủ để đem lại niềm vui cho tất cả mọi người. Từ đó, lại có thêm động lực cho một năm học tập, làm việc hết mình, và lại chờ đón ngày hội xuân năm sau.
Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết - mẫu 4
Vào 23 tháng 12 Âm lịch hằng năm, làng em lại tổ chức hội thi gói bánh chưng để chào đón năm mới. Hội thi được tổ chức ở nhà văn hóa, với sự tham gia của nhiều tổ, đại gia đình trên địa bàn. Hội thi này đã có từ thời ông bà em cho đến bây giờ, nên có ý nghĩa tinh thần to lớn với bà con. Ngày thi, các đội thi sẽ cùng tham gia gói, luộc bánh chưng tại sân nhà văn hóa. Ban giám khảo là các cụ ông, cụ bà và toàn thể bà con trong làng. Đội dành giải nhất sẽ được tặng một tấm bằng khen và bó hoa tươi thắm. Những chiếc bánh chưng trong hội thi sẽ được chia cho bà con trong làng cùng thưởng thức. Buổi trao giải, còn có sự góp vui của các tiết mục múa hát về chủ đề mùa xuân vô cùng vui vẻ. Ngày hội xuân ấy tuy không có quy mô lớn hay tổ chức hoành tráng. Nhưng với em đó là ngày hội xuân vô cùng ấm cúng và ý nghĩa. Mong sao, trong nhiều mùa xuân sau này, ngày hội ý nghĩa vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức.
Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết - mẫu 5
Hàng năm vào dịp Tết đến xuân về, các du khách từ khắp nơi đổ về, nô nức tham gia lễ hội Chùa Hương quê em. Nếu như các bạn chưa biết thì Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Hương Sơn, là một quần thể danh lam thắng cảnh tọa lạc ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nơi đây được coi là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam, đồng thời cũng là biểu tượng tín ngưỡng Phật giáo của thủ đô Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.
Lễ hội chùa Hương quê em là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương. Lễ hội được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, thường thu hút đông đảo du khách do thời điểm này cảnh sắc và thời tiết đẹp nhất để du khách có thể vãn cảnh.
Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như hát chèo, hát văn bên cạnh đó còn có các cuộc thi mang tính thể thao như leo núi, đua thuyền,...Xưa kia, người dân mở hội chùa Hương với ý nghĩa khai sơn, mở rừng. Ngày nay, lễ hội chùa Hương còn mang ý nghĩa khai chùa, mở chùa để người dân đến đây cầu tài cầu lộc cầu bình an cho gia đình.
Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết - mẫu 6
Hội chọi gà Ngũ Xã quê em được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm tại làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.
Trận đấu gà chọi nảy lửa thu hút đông đảo những cao thủ chơi gà chọi từ nhiều vùng miền tới tranh tài. Những sân đấu gà được quây tròn thành nhiều điểm trong hội Ngũ Xã. Bên cạnh mỗi sới gà luôn có một chiếc đồng hồ để theo dõi. Cuộc đấu bắt đầu với màn đấu của hai chú gà trống. Hai chú gà lao vào nhau chiến đấu rất hăng chiến, tung cánh bay lên cho đối thủ những đòn cước mạnh mẽ, nhanh như cắt. Sau một hồi đấu, chú gà mang số 01 đã giành chiến thắng.
Em rất thích xem các trận đấu gà vì đây là dịp để những người mê gà, có tinh thần thượng võ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm luyện gà; là dịp để những chú gà chọi phô diễn khả năng.
Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết - mẫu 7
Chắc hẳn người Việt Nam không ai là không biết đến câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Câu ca thân thương nhắc gợi nhắc về Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10/3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa dân gian và kết thúc vào ngày 10/3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Năm 2007, Quốc Hội đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi, trên toàn thế giới vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:
- Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm mà em yêu thích.
- Đọc cho người thân nghe bài “Đi hội Chùa Hương” và nói về điều em thích nhất trong bài thơ
- Trao đổi với bạn về những điểm khác biệt của thiên nhiên ở thành phố và nông thôn
- Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát
- Chia sẻ với người thân những thông tin thú vị em đọc được về các vùng miền trên đất nước ta
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT