Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Bài viết Chia một số tự nhiên cho một số thập phân Toán lớp 5 sẽ tóm tắt lại lý thuyết trọng tâm, cách giải các dạng bài tập giúp bạn học tốt môn Toán 5.

1. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân

Quy tắc: Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau:

- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0.

- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.

Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính:

a) 9 : 4,5

b) 4 : 1,25

Hướng dẫn giải:

a) Ta đặt tính rồi làm như sau:

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

+) Phần thập phân của số 4,5 (số chia) có một chữ số 

+) Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số 9 (số bị chia) được 90; bỏ dấu phẩy ở số 4,5 được 45.

+) Thực hiện phép chia 90: 45

Vậy 9 : 4,5 = 2.

b) Ta đặt tính rồi làm như sau:

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

+) Phần thập phân của số 1,25 có hai chữ số.

+) Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải số 4 được 400; bỏ dấu phẩy ở số 1,25 được 125.

+) Thực hiện phép chia 400 : 125

Vậy 4 : 1,25 = 3,2.

Ví dụ 2: Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích 57 m2 , chiều dài 9,5 m. Hỏi chiều rộng của mảnh vườn là bao nhiêu mét?

Ta phải thực hiện phép chia: 57 : 9,5 = …?... m

Ta có: 57 : 9,5 = (57 × 10 ) : (9,5 × 10)

57 : 9,5 = 570 : 95

Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Phần thập phân của số 9,5 có một chữ số.

Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 57 được 570; bỏ dấu phẩy ở số 9,5 được 95.

Thực hiện phép chia 570 : 95

Vậy 5,7 : 9,5 = 6 (m)

Ví dụ 3: 99 : 8,25 = …?...

Ta đặt tính rồi làm như sau:

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Phần thập phân của 8,25 có hai chữ số.

Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 99 được 9 900 bỏ dấu phẩy ở 8,25 được 825

Thực hiện phép chia 9 900 : 825

Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau:

- Đếm xem có bao nhiêu số thập phân ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0 

- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
2. Chia một số tự nhiên cho 0,1; 0,01; 0,001; …

Ví dụ: Đặt tính rồi tính:

a) 7 : 0,1

b) 3 : 0,01

Cách giải

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Nhận xét: Nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải số 7 ta cũng được 70.

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Nhận xét: Nếu thêm hai chữ số 0 vào số 3 ta cũng được 300

Quy tắc: Muốn chia một số tự nhiên cho 0,1; 0,01; 0,001;... ta chỉ việc thêm vào bên phải của số tự nhiên đó một, hai, ba, … chữ số 0.

2. Bài tập minh họa

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

a) 22 : 5,5

b) 40 : 1,25

c) 12 : 12,5

d) 372 : 1,2

Hướng dẫn giải

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Bài 2. Tính giá trị của biểu thức.

a) 6 : 0,5 : 0,75

b) 18 : 1,2 : 0,6

Hướng dẫn giải

a) 6 : 0,5 : 0,75

= 12 : 0,75

= 16

Giải thích chi tiết

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

b) 18 : 1,2 : 0,6

= 15 : 0,6

= 25

Giải thích chi tiết

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Bài 3. Có một tấm vải dài 36 m. Người ta đem cắt thành các mảnh vải nhỏ, mỗi mảnh vải dài 1,5 m. Hỏi người ta cắt được bao nhiêu mảnh vải nhỏ?

Hướng dẫn giải

Bài giải

Người ta cắt được số mảnh vải nhỏ là:

36 : 1,5 = 24 (mảnh vải)

Đáp số: 24 mảnh vải.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Kết quả của phép chia 7 : 4,3 là:

A. 1,62 dư 34

B. 1,62 dư 3,4

C. 1,62 dư 0,34

D. 1,62 dư 0,034

Bài 2. Biết a = 0,95. Giá trị của biểu thức: 76 : a là:

A. 80

B. 72,2

C. 8

D. 27,2

Bài 3. Thương của 9 và 2,25 là:

A. 2

B. 20,25

C. 0,25

D. 4

Bài 4. Chọn dấu thích hợp điền vào chỗ chấm:

486 : 3,6 … 378 : 2,8

A. >

B. <

C. =

Bài 5: Tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm biết: 45 : …….. = 2,5

A. 18

B. 42,5

C. 47,5

D. 112,5

Bài 6: Phép chia nào sau đây có thương nhỏ nhất?

A. 27 : 0,25

B. 63 : 1,8

C. 243 : 4,5

D. 90 : 3,6

Bài 7: Cân nặng cua dê đen là 65 kg. Cân nặng của dê trắng là 16,25 kg. Hỏi cân nặng của dê đen gấp mấy lần cân nặng của dê trắng?

A. 3 lần

B. 3,5 lần

C. 4 lần

D. 4,5 lần

Bài 8: Chọn dấu thích hợp điền vào chỗ chấm:

486 : 36 … 378 : 2,8

A. >

B. <

C. =

Bài 9: Tính: 18 : 0,24

A. 0,75

B. 7,5

C. 75

D. 750

Bài 10: Muốn chia một số tự nhiên có 0,1; 0,01; 0,001;… ta chỉ việc thêm vào bên phải của số tự nhiên của số tự nhiên đó một, hai, ba,… chữ số 0. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Bài 11. Đặt tính rồi tính:

a) 6 : 0,75

b) 18 : 4,5

c) 248 : 1,6

Bài 12. Đặt tính rồi tính:

a) 52 : 0,25

b) 9 : 4,5

c) 99 : 8,25

d) 40 : 1,25

Bài 13. Tính giá trị của biểu thức.

a) 24 : 0,3 : 1,6

b) 18 : 0,9 : 0,5 

Bài 14. Tính giá trị của biểu thức.

a) 6 : 1,2 × 3,4

b) 34,5 – 27 : 1,8

Bài 15. Một hình chữ nhật có diện tích 57 m2, chiều dài là 9,5m. Tính chiều rộng của hình chữ nhật đó?

Bài 16. Một thanh sắt dài 1,2 m nặng 18 kg. Hỏi thanh sắt nặng 24,5 m nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 17. Một ô tô chạy trong 3,5 giờ được 154 km. Hỏi ô tô đó chạy trong 5 giờ được bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 18: Điền số thích hợp vào chỗ trống:

Tính nhẩm: 36 : 0,01 = ………

Bài 19: Ghép nối hai biểu thức có kết quả bằng nhau:

Chia một số tự nhiên cho một số thập phân lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Bài 20: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

9 : 1,5 = ………

Bài 21: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

Biết ……… × (5 – 3,6 × 0,5) = 80.

Bài 22: Điền số thích hợp vào ô trống:

Cho A – 56 : 1,6 và B = 12 : 1,5. Vậy giá trị của biểu thức (A + B) : 0,01 là ………..

Bài 23: Điền số thích hợp vào ô trống:

Một cửa hàng có 140 kg mận được chia đều vào các túi nhỏ, mỗi túi có 2,5 kg mận. Người ta đã bán được 58 số túi mận đó:

Vậy cửa hàng đó còn lại ………… kg mận.

Bài 24. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

a) 2 125 ml = …….. l

b) 25 ha = ……… km2

c) 4 250 kg = ………. tấn ……… yến

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết, công thức Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học