Trình bày hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong những dòng thơ: Nước đồng chiêm - ôi cái nước đồng chiêm

Câu hỏi Trình bày hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong những dòng thơ: Nước đồng chiêm - ôi cái nước đồng chiêm trong bài thơ Bài hát đắp đường thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung bài thơ Bài hát đắp đường

BÀI HÁT ĐẮP ĐƯỜNG

(Xuân Quỳnh)

Vớt đất lên ta đắp con đường
Mưa hãy khoan mưa - nắng lên hỡi nắng
Nào gió đi - gió ơi, đừng lặng
Cho khô đường ta - khô lối về làng

Ta trồng hai bên những cỏ dày cỏ lác
Ta trồng hai bên những cây hạt cườm cườm
Cây cỏ ơi mau biếc màu bén rễ
Đừng để đường ta sóng nước xói mòn

Nước đồng chiêm - ôi cái nước đồng chiêm
Đã bao năm gặm mòn da thịt mẹ
Đau xót bàn chân phèn chua xát kẽ
Thương đất cha ông không có được con đường!

Sóng đồng chiêm - ôi cái sóng đồng chiêm
Ai bảo sóng đồng không đáng sợ
Hoảng hốt bao lần trên thuyền em nhỏ
Cánh tay gầy bám chặt chiếc sào cong

Cô gái lấy chồng dù không cách núi sông
Quê mẹ nhìn về mênh mang nước trắng
Sao xa cách như một hòn đảo vắng
Biết gửi ai cho mẹ bát canh cần

Đường đã đắp đây - ai chưa về quê cũ
Nghe tiếng máy xe nỗi nhớ cũng nên gần
Mẹ, mẹ ơi khi xỏ dép vào chân
Hẳn mẹ nhớ ngày đẫm mình bùn nước
Em ước mơ gì khi em đặt bước
Trên con đường biếc cỏ màu xuân
Hỡi bà con đẩy xe lên hợp tác
Có nghe đường thôi thúc những bàn chân

Thôn Yên Thành
 24-6-1964

(Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, 1968)

Câu hỏi: Trình bày hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong những dòng thơ:

Nước đồng chiêm - ôi cái nước đồng chiêm

Đã bao năm gặm mòn da thịt mẹ

Hướng dẫn trả lời:

- Nhân hóa: Nước đồng chiêm – gặm mòn da thịt mẹ.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên và nỗi vất vả của mẹ. Biện pháp tu từ nhân hóa trong hình ảnh "nước đồng chiêm” được tác giả thổi hồn, biến dòng nước vô tri thành một thực thể sống động, mang sức mạnh khắc nghiệt. Hình ảnh "gặm mòn da thịt mẹ" như một vết thương dài trên cơ thể người mẹ, gợi lên nỗi đau triền miên mà thiên nhiên khắc nghiệt đã giáng xuống con người. Qua đó, tác giả bày tỏ sự xót xa, đồng cảm với những nhọc nhằn, hy sinh của người mẹ và những con người nơi đồng chiêm ngập nước. Dòng thơ không chỉ phản ánh hiện thực gian khó mà còn khơi dậy niềm trân quý giá trị của lao động và cuộc sống.

+ Biện pháp nhân hóa làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho lời thơ.

Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Bài hát đắp đường chọn lọc, hay khác:

Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học