Phân tích mạch cảm xúc của bài thơ Bài hát đắp đường
Câu hỏi Phân tích mạch cảm xúc của bài thơ Bài hát đắp đường thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Nội dung bài thơ Bài hát đắp đường
BÀI HÁT ĐẮP ĐƯỜNG
(Xuân Quỳnh)
Vớt đất lên ta đắp con đường
Mưa hãy khoan mưa - nắng lên hỡi nắng
Nào gió đi - gió ơi, đừng lặng
Cho khô đường ta - khô lối về làng
Ta trồng hai bên những cỏ dày cỏ lác
Ta trồng hai bên những cây hạt cườm cườm
Cây cỏ ơi mau biếc màu bén rễ
Đừng để đường ta sóng nước xói mòn
Nước đồng chiêm - ôi cái nước đồng chiêm
Đã bao năm gặm mòn da thịt mẹ
Đau xót bàn chân phèn chua xát kẽ
Thương đất cha ông không có được con đường!
Sóng đồng chiêm - ôi cái sóng đồng chiêm
Ai bảo sóng đồng không đáng sợ
Hoảng hốt bao lần trên thuyền em nhỏ
Cánh tay gầy bám chặt chiếc sào cong
Cô gái lấy chồng dù không cách núi sông
Quê mẹ nhìn về mênh mang nước trắng
Sao xa cách như một hòn đảo vắng
Biết gửi ai cho mẹ bát canh cần
Đường đã đắp đây - ai chưa về quê cũ
Nghe tiếng máy xe nỗi nhớ cũng nên gần
Mẹ, mẹ ơi khi xỏ dép vào chân
Hẳn mẹ nhớ ngày đẫm mình bùn nước
Em ước mơ gì khi em đặt bước
Trên con đường biếc cỏ màu xuân
Hỡi bà con đẩy xe lên hợp tác
Có nghe đường thôi thúc những bàn chân
Thôn Yên Thành
24-6-1964
(Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, 1968)
Câu hỏi: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm xúc của bài thơ Bài hát đắp đường (Xuân Quỳnh).
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Phân tích mạch cảm xúc của bài thơ Bài hát đắp đường (Xuân Quỳnh).
- Hệ thống ý:
* Mạch cảm xúc của bài thơ vận động theo cảm xúc của nhân vật trữ tình (tác giả) khi đắp đường.
* Cảm xúc của bài thơ vận động từ niềm vui trong lao động, chuyển sang nỗi xót xa về quá khứ nghèo khổ, để rồi kết thúc bằng niềm hy vọng mãnh liệt vào tương lai.
+ Niềm vui, sự hân hoan trong lao động:
Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh khắc họa khung cảnh lao động sôi nổi, hòa nhịp giữa con người và thiên nhiên. Tác giả sử dụng những động từ mạnh như "vớt", "đắp” cùng lối nói trực tiếp để diễn tả tinh thần khẩn trương, hào hứng của con người trong công việc. Hình ảnh con người như đang trò chuyện với thiên nhiên, vừa thúc giục mưa nắng, vừa mời gọi gió, khiến công việc lao động vốn khô khan trở nên sinh động, vui tươi. Những hành động ấy không chỉ đơn thuần là công việc, mà còn là biểu hiện của niềm say mê, tinh thần trách nhiệm với quê hương. Cảm xúc ấy tiếp tục lan tỏa khi Xuân Quỳnh hình dung về những gì sẽ tô điểm cho con đường tương lai trồng hai bên những cỏ dày cỏ lác, trồng hai bên những cây hạt cườm cườm. Những câu thơ không chỉ nói về việc làm đẹp con đường, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc: lao động hôm nay là để gieo mầm cho những giá trị bền lâu, xây dựng tương lai tươi sáng hơn cho quê hương.
+ Nỗi xót xa, thương cảm về quá khứ khó khăn:
Giữa không khí hân hoan, Xuân Quỳnh bất ngờ chuyển mạch cảm xúc, nhắc về những nỗi đau của người dân nơi đồng chiêm nghèo khổ. Hình ảnh "nước đồng chiêm" hiện lên không còn là một yếu tố thiên nhiên bình thường, mà trở thành biểu tượng của những gian khổ và mất mát. Nước không chỉ “gặm mòn da thịt mẹ”, mà còn xói mòn cả tuổi thanh xuân, cả ước mơ nhỏ bé của những con người chân lấm tay bùn. Nỗi xót xa còn sâu sắc hơn khi tác giả nhớ về ký ức tuổi thơ. Hình ảnh sóng đồng chiêm như một kẻ thù vô hình, gieo rắc sự sợ hãi và hiểm nguy. Sự đối lập giữa sóng đồng chiêm đáng sợ với thuyền em nhỏ, cánh tay gầy phảng phất nỗi buồn thương cho số phận của những con người nhỏ bé, chịu đựng sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
+ Hy vọng mãnh liệt vào tương lai:
Những cảm xúc buồn thương nhanh chóng được thay thế bằng niềm hy vọng khi con đường hoàn thiện. Tác giả mở ra một viễn cảnh mới, nơi con đường trở thanh biểu tượng của sự gắn kết và phát triển. Con đường giờ đây không chỉ là phương tiện kết nối không gian, mà còn là sợi dây noi liền những tấm lòng xa cách. Hình ảnh "tiếng máy xe" vang lên giữa không gian làng quê khiến mọi khoảng cách trở nên gần gũi hơn, nỗi nhớ cũng vơi bớt. Cảm xúc được đầy lên cao trào trong hình ảnh người mẹ. Đôi dép giản dị giờ đây không còn là vật dụng bình thường, mà là minh chứng cho sự đổi thay, là niềm tự hào của những con người đã vượt qua nghèo khó. Con đường đắp nên không chỉ là công trình vật chất, mà còn là biểu tượng của sự chiến thắng, của khát vọng vươn lên từ bùn đất. Bài thơ kết thúc bằng niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh cộng đồng: Hỡi bà con đẩy xe lên hợp tác/Có nghe đường thôi thúc những bàn chân. Những bàn chân đầy xe là hình ảnh đại diện cho tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương. Niềm tin vào sự chung sức, chung lòng đã tạo nên sức mạnh biến ước mơ thành hiện thực.
=> Đánh giá: Sự vận động cảm xúc trong Bài hát đắp đường của Xuân Quỳnh vừa nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa mãnh liệt, dạt dào. Từ niềm vui lao động, đến nỗi xót xa cho quá khứ, và cuối cùng là niềm hy vọng tràn đầy, bài thơ là một khúc ca đẹp về sức mạnh của con người trước thiên nhiên và số phận.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ suy nghĩ về cấu tư bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về bài thơ.
Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Bài hát đắp đường chọn lọc, hay khác:
Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của văn bản Bài hát đắp đường
Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “con đường” trong bài thơ Bài hát đắp đường
Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)