Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 11.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Ngôn ngữ nói là gì?
- Khái niệm: Ngôn ngữ nói (còn gọi là khẩu ngữ) là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác; gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống thường nhật như trò chuyện ở gia đình, nhà trường, nhà máy, công sở,…;
Trong một số trường hợp đặc biệt, ngôn ngữ nói cũng xuất hiện dưới hình thức văn bản viết, ví dụ: tin nhắn qua điện thoại hoặc qua các ứng dụng trên mạng xã hội,...
- Ví dụ về ngôn ngữ nói:Lời của nhân vật Chí Phèo “Ối làng nước ôi! Cứu tôi với…Ối làng nước ôi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi! Thằng lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi!...” (Nam Cao, Chí Phèo)
II. Nhận biết đặc điểm của ngôn ngữ nói
Đặc điểm của ngôn ngữ nói:
– Hình thức âm thanh: Là hình thức giao tiếp chủ yếu dựa trên âm thanh. Được tạo ra bởi con người thông qua cơ quan phát âm.
– Giao tiếp trực tiếp và từ xa: Thông qua các thiết bị di động, điện thoại bàn, hoặc các nền tảng trực tuyến.
– Tính tức khắc: Ngôn ngữ nói thường diễn ra tức khắc và liên tục.
– Đa dạng về ngữ điệu: Bao gồm giọng cao, giọng thấp, tốc độ nhanh, tốc độ chậm,...
– Phối hợp với các phương tiện khác: nét mặt, ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ, và thần thái của người nói.
– Sử dụng từ ngữ đa dạng: Bao gồm từ vựng đa dạng, sự tự do ngôn luận, sử dụng khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, chơi chữ, và các biệt ngữ. Nó cũng bao gồm các trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, và sự chèn thêm từ vào câu.
Từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ nói đa dạng bao gồm:
- Từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen…
- Ngôn ngữ nói thường dùng các hình thức tỉnh lược nhưng đôi khi câu nói lại rườm rà, trùng lặp về từ ngữ vì không có thời gian gọt giũa, vì là giao tiếp tức thời.
III. Ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ nói
* Ưu điểm:
– Tính tức thì và tự nhiên.
– Giao tiếp phiên bản đầy đủ với đa dạng giọng điệu, biểu đạt bằng cử chỉ, nét mặt và âm thanh, giúp người nghe hiểu rõ hơn về tình cảm và ý nghĩa thực sự của lời nói.
– Linh hoạt trong giao tiếp
– Giúp tạo dựng mối quan hệ, xây dựng sự hiểu biết và tạo liên kết giữa con người trong giao tiếp xã hội.
* Nhược điểm:
– Có nguy cơ xảy ra hiểu lầm trong giao tiếp.
– Thiếu tính chính xác.
– Khó kiểm soát.
– Gặp khó khăn trong giao tiếp bằng văn bản.
IV. Ngôn ngữ viết là gì?
- Khái niệm: Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách, báo, văn bản hành chính, thư từ,… Ngôn ngữ viết tồn tại trong các văn bản xuất hiện dưới nhiều hình thức vật thể khác nhau: bản viết tay, bản đánh máy, bản in, bản chữ nổi dành cho người khiếm thị,…
- Ví dụ về ngôn ngữ viết: “Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai.” (Nam Cao, Chí Phèo)
V. Nhận biết đặc điểm ngôn ngữ viết
Đặc điểm của ngôn ngữ viết:
– Sử dụng chữ viết.
- Yêu cầu cả người viết và người đọc hiểu biết chữ viết.
- Người viết thường có thời gian và điều kiện để suy ngẫm, lựa chọn từ ngữ, tạo điều kiện cho sự cân nhắc và tính chính xác trong văn bản.
- Người đọc cũng có thể đọc lại nhiều lần, phân tích, và nghiền ngẫm văn bản để lĩnh hội thấu đáo nội dung, giúp đảm bảo sự hiểu rõ và chính xác của thông tin được truyền tải.
- Cấu trúc rõ ràng.
- Từ ngữ được chọn lọc.
VI. Ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ viết
* Ưu điểm:
– Tính chính xác và rõ ràng.
– Thời gian được kiểm soát.
– Khả năng truyền đạt kiến thức sâu sắc.
– Thể hiện phong cách và cá nhân hóa.
* Nhược điểm:
– Tính phi tức thì.
– Thiếu ngữ điệu và cảm xúc.
– Khả năng hiểu sai.
– Khó khăn trong viết sáng tạo.
VII. So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói |
Ngôn ngữ viết |
- Tiếp xúc trực tiếp. – Người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích |
– Không tiếp xúc trực tiếp – Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ. |
Trong ngôn ngữ nói có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. |
– Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ. |
– Ngôn ngữ nói thường có những biểu hiện nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ |
– Ngôn ngữ viết có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ… |
VIII. Những lưu ý trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
* Với ngôn ngữ nói
- Cần chắc chắn trong việc truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ tới người nghe.
- Kết hợp nhuần nhuyễn, phù hợp bối cảnh các phương tiện phi ngôn ngữ khác.
- Người nghe cần chú ý lắng nghe và hiểu câu chữ một cách cẩn thận.
- ...
* Với ngôn ngữ viết
- Ngôn ngữ viết sử dụng cần phải trau chuốt, gọt giũa, sử dụng đúng và phù hợp với ngữ cảnh.
- Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự....
- Không sử dụng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, địa phương.
- Trong văn bản viết, tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ
- …
IX. Bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài 1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích sau:
a. - Sao? Cái số tiền đó, cậu đã có để trả tôi chưa?
- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau. Ông chủ bĩu môi, nói:
- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra toà đó.
Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dỗ:
- Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà đi làm ăn chi?
- Vâng, tôi vẫn định thế ...
- Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.
- Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?
- Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.
- Trong nửa tháng! Chà!
(Nguyễn Công Hoan)
Trả lời:
a. - Ngôn ngữ nói trong đoạn trích đã có sự kết hợp hài hòa của phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Phương tiện phi ngôn ngữ ở đây là điệu bộ, nét mặt của các nhân vật trong đoạn trích:
+ Cử chỉ: bĩu môi
+ Nét mặt: cười nhạt, ngọt ngào dỗ
- Ngôn ngữ nói trong đoạn trích có ngữ điệu thấp và chậm, thể hiện sự lịch sự, giữa hai nhân vật. Ngôn ngữ nói dùng câu tỉnh lược nhưng cũng có chỗ chi tiết để người nghe có thể hiểu rõ nội dung giao tiếp.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11 chọn lọc, hay khác:
- Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường lớp 11
- Lỗi về thành phần câu và cách sửa lớp 11
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc lớp 11
- Biện pháp tu từ đối lớp 11
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ lớp 11
- Cách giải thích nghĩa của từ lớp 11
- Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo lớp 11
- Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt lớp 11
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)