Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo lớp 11 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo lớp 11 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 11.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?

- Khái niệm: Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn, luận án, khóa luận, bài báo....

+ Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học và với người viết báo cáo.

- Ví dụ về trích dẫn tài liệu tham khảo:

+ “Thơ mới là nỗi niềm, thái độ, là một cuộc ra trận của cả một thế hệ văn chương, một lực lượng trẻ văn hóa dân tộc quyết đổi mới cả một nền văn thơ, văn chương đã mỏi mòn, khô cứng, bạc màu.” (Huy Cận)

II. Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

* Trích dẫn

Có hai kiểu trích dẫn:

– Trích dẫn trực tiếp

Ví dụ: “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện” (Vũ Hoài Đức, 2019)

– Trích dẫn gián tiếp

Ví dụ: Nguyễn Văn Trung (1986) cho rằng...

* Lập danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo được đặt ở cuối tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu. Hiện nay có nhiều cách viết tài liệu tham khảo. Dưới đây là cách trình bày tài liệu tham khảo theo chuẩn APA3:

Henderson, J. C. (2009). Food Tourism Reviewed. British Food Journal, 111(4), 317-326.

Nguyễn Văn Trung (1986). Câu đố Việt Nam. Hà Nội: Thời đại.

Vũ Hoài Đức. (2019). Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai. Tạp chí Kiến trúc, số 10. Truy xuất ngày 29/9/2020 từ

https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/cung-duong-cua-ky-uc-hien-lai-va-tuong-lai html.

III. Những lưu ý khi trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

Những lưu ý khi trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

- Người viết báo cáo nghiên cứu cần thông tin đầy đủ về các tài liệu mà mình đã tham khảo để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả những tài liệu đó, đồng thời giúp cho nội dung báo cáo thêm thuyết phục. Tài liệu tham khảo thường được lập thành danh sách (danh mục), đặt ở cuối báo cáo; sắp xếp họ tên tác giả (hoặc tên tài liệu) theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo gồm có: tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản.

- Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Nguồn trích dẫn có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ hình vẽ, sơ đồ, công thức, một đoạn nguyên văn).

- Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.

IV. Bài tập về cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

Bài 1. Hãy trình bày và sắp xếp lại các tài liệu tham khảo dưới đây cho đúng.

Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7, năm 1987.

Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.

Phạm Xuân Dũng, Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11, năm 2009.

Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm 2002.

Trả lời:

Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7, năm 1987.

Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.

Phạm Xuân Dũng, Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11, năm 2009.

Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường,Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm 2002.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11 chọn lọc, hay khác: