Biện pháp tu từ đối lớp 11 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Biện pháp tu từ đối lớp 11 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 11.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Biện pháp tu từ đối là gì?

- Khái niệm: Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc câu (cùng cấu trúc) sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và làm tăng vẻ đẹp cân xứng cho lời văn.

- Ví dụ về biện pháp đối:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

II. Nhận biết đặc điểm của biện pháp tu từ đối

Đặc điểm của biện pháp tu từ đối

- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.

Ví dụ: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng(Ca dao)

- Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau.

Ví dụ:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)

- Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau.

Ví dụ:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

(Hồ Xuân Hương)

III. Phân loại biện pháp tu từ đối

Phân loại biện pháp tu từ đối

- Trường đối: Biện pháp đối được thực hiện giữa hai dòng thơ hoặc hai câu văn.

Ví dụ:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Tiểu đối: Biện pháp đốiđược thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn.

Ví dụ:

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

(Nguyễn Du)

IV. Tác dụng của biện pháp tu từ đối

Tác dụng của biện pháp đối

- Gợi sự phong phú về ý nghĩa.

- Tạo ra sự hài hoà, cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu cho lời thơ, câu văn.

- Nhấn mạnh ý.

- Miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát.

V. Bài tập về biện pháp tu từ đối

Bài 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các câu thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

a. Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

b. Duyên này thì giữ vật này của chung”

c. Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

d. Một tay gây dựng cơ đồ,

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành

Trả lời:

a. - Cấu trúc đối (tương đồng) trong câu thơ “Đốt lò hương ấy so tơ phím này”

- Tác dụng: thể hiện nỗi xót xa, tiếc nuối và tình yêu thắm thiết, sâu nặng của Thuý Kiều. Với nàng, những kỉ vật kia là duy nhất, thiêng liêng, vô giá.

b. - Cấu trúc đối của câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung”

- Tác dụng: thể hiện hai trạng thái cảm xúc màu thuẫn trong tâm trạng của Thuý Kiều – nàng vừa thiết tha trao lại mối duyên tình cho Thuý Vân lại vừa như muốn níu giữ kỉ vật tình yêu.

c. Cấu trúc đối của câu thơ “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”

- Tác dụng: thể hiện Kiều vẫn vướng bận không thôi lời thề nguyền không thể thực hiện với người mình yêu thương mà phải ra đi chóng vánh như vậy. Nàng tự cho rằng khi chết đi, nàng sẽ vương vấn trần gian vì còn chưa thực hiện lời thề nguyện năm xưa. Nàng nguyện dùng cả sinh mạng để đền đáp tình nghĩa sâu đậm năm xưa.

d. - BPTT đối: bể Sở sông Ngô

- Tác dụng: Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, vừa thể hiện được sự xông pha, tung hoành ngang dọc của Từ Hải.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11 chọn lọc, hay khác: