Công thức về mắt (hay, chi tiết)



Bài viết Công thức về mắt Vật Lí lớp 11 hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức về mắt.

1. Định nghĩa

Mắt là một hệ gồm nhiều môi trường trong suốt tiếp giáp nhau bằng các mặt cầu. 

 Công thức về mắt (hay, chi tiết)

Từ ngoài vào trong, mắt có các bộ phận sau:

+ Giác mạc: Màng cứng, trong suốt. Bảo vệ các phần tử bên trong và làm khúc xạ các tia sáng truyền vào mắt.

+ Thủy dịch: Chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.

+ Lòng đen: Màn chắn, ở giữa có lỗ trống  gọi là con ngươi. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tùy theo cường độ sáng.

+ Thể thủy tinh: Khối chất đặc trong suốt có hình dạng thấu kính hai mặt lồi.

+ Dịch thủy tinh: Chất lỏng giống chất keo loãng, lấp đầy nhãn cầu sau thể thủy tinh.

+ Màng lưới (võng mạc): tại đó tập trung đầu các sợi dây thần kinh thị giác. Ở màng lưới có điểm vàng V là nơi cảm nhận ánh sáng nhạy nhất và điểm mù không nhạy cảm với ánh sáng.

  Hệ quang học của mắt được coi tương đương một thấu kính hội tụ gọi là thấu kính mắt. Độ tụ của mắt là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng hội tụ ánh sáng của mắt.

Khi nhìn các vật ở các khoảng cách khác nhau (d thay đổi) thì mắt sẽ điều tiết để thay đổi f của thấu kính mắt sao cho ảnh hiện đúng trên màng lưới. 

+ Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất (fmax, Dmin).

+ Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của mắt nhỏ nhất (fmin, Dmax).

+ Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn CV.  Mắt không có tật CV ở xa vô cùng (OCV = ∞).

+ Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận CC. Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ. Khoảng cách giữa CV và CC gọi là khoảng nhìn rõ của mắt. OCV gọi là khoảng cực viễn, Đ = OCC gọi là khoảng cực cận.

Năng suất phân li của mắt

+ Góc trông vật AB là góc tưởng tượng nối quang tâm của mắt tới hai điểm đầu và cuối của vật. 

Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

+ Góc trông nhỏ nhất ε = αmin giữa hai điểm để mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó gọi là năng suất phân li của mắt. Khi đó, ảnh của 2 điểm đầu và cuối của vật được tạo ra ở hai tế bào thần kinh thị giác kế cận nhau.

Mắt cận và cách khắc phục

- Độ tụ của mắt cận lớn hơn độ tụ mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm trước màng lưới.

Công thức về mắt (hay, chi tiết)

- fmax  < OV.

- OCv hữu hạn.

- Không nhìn rõ các vật ở xa.

- Cc ở rất gần mắt hơn bình thường. 

- Để khắc phục tật cận thị  cần đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.

Mắt viễn thị và cách khắc phục

- Độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm sau màng lưới.

Công thức về mắt (hay, chi tiết)

- fmax  > OV.

- Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết.

- Cc ở rất xa mắt hơn bình thường. 

- Để khắc phục tật viễn thị cần đeo một thấu kính hội tụ có tụ số thích hợp để:

+ Nhìn rõ các vật ở xa mà không phải điều tiết mắt.

+ Hoặc nhìn rõ được vật ở gần như mắt bình thường (ảnh ảo của điểm gần nhất muốn quan sát qua thấu kính hiện ra ở điểm cực cận của mắt).

Công thức về mắt (hay, chi tiết)

Mắt lão và cách khắc phục

+ Khi tuổi cao khả năng điều tiết giảm vì cơ mắt yếu đi và thể thủy tinh cứng hơn nên điểm cực cận CC dời xa mắt.

+ Để khắc phục tật lão thị, phải đeo kính hội tụ để nhìn rỏ vật ở gần như mắt bình thường.

Công thức về mắt (hay, chi tiết)

2. Công thức – đơn vị đo

Với mắt người bình thường, vật sáng ở trước mắt luôn cho ảnh hiện trên võng mạc, nên độ tụ của thể thủy tinh được xác định bằng công thức

Công thức về mắt (hay, chi tiết)  

Trong đó:

+ D là độ tụ của mắt, có đơn vị dp;

+ d là khoảng cách từ vật đến mắt, có đơn vị mét (m);

+ OV là khoảng cách từ mắt đến võng mạc, có đơn vị mét (m).

Khi mắt nhìn vật ở cực viễn thì không cần điều tiết: Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

Với mắt tốt, CV ở vô cùng nên

Công thức về mắt (hay, chi tiết)

Khi mắt quan sát vật ở cực cận:

 Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

Khi chuyển trạng thái không điều tiết sang điều tiết tối đa thì độ tụ của mắt thay đổi một lượng là:

Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

Công thức tính góc trông α của mắt: tanα = Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

Mắt bình thường ε = αmin  = 1’.

Mắt cận thị muốn nhìn các vật ở xa vô cùng mà không cần điều tiết cần đeo thấu kính phân kì có tiêu cự là : fk = - (OCV – L)

Trong đó: 

+ L là khoảng cách từ kính đến mắt

+ OCV là khoảng cực viễn của mắt

Nếu kính đeo sát mắt thì L = 0, fK = - OCV

Công thức về mắt (hay, chi tiết)

Mắt cận thị muốn nhìn các vật ở cách mắt 25 cm như người bình thường cần đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự là :

Công thức về mắt (hay, chi tiết)

Trong đó: 

+ L là khoảng cách từ kính đến mắt, có đơn vị mét

+ OCC là khoảng cực cận của mắt, có đơn vị mét

Nếu kính đeo sát mắt thì L = 0, Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

Mắt viễn thị muốn nhìn các vật ở cách mắt 25 cm như người bình thường cần đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự là :

Công thức về mắt (hay, chi tiết)

Trong đó: 

+ L là khoảng cách từ kính đến mắt, có đơn vị mét

+ OCC là khoảng cực cận của mắt, có đơn vị mét

Nếu kính đeo sát mắt thì L = 0, Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

Mắt lão thị cần đeo kính để đọc được sách cách mắt 25 cm như người bình thường thì ảnh ảo của vật đặt tại điểm cực cận hiện ra ở cách mắt 25 cm, nên tiêu cự kính cần đeo là:

 Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

Trong đó: 

+ L là khoảng cách từ kính đến mắt, có đơn vị mét

+ OCC là khoảng cực cận của mắt, có đơn vị mét

Nếu kính đeo sát mắt thì L = 0, Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

3. Mở rộng

Khi mắt đeo kính, ta coi hệ mắt – kính là một hệ quang học hai thấu kính ghép đồng trục. Ảnh ảo của vật qua thấu kính trở thành vật đối với mắt.

Áp dụng công thức thấu kính để xác định vị trí vật đối với mắt khi kính đeo sát mắt:

 Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

4. Bài tập ví dụ

Bài 1: Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm.

a) Mắt người này mắc tật gì?

b) Muốn nhìn thấy vật ở vô cực mà không điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt

c) Điểm CC cách mắt 10 cm. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu? (kính đeo sát mắt)

Bài giải:

a) Điểm cực viễn CV cách mắt một khoảng hữu hạn nên người này bị cận thị.

b) fK = - OCV = - 50 cm = - 0,5 m. 

Công thức về mắt (hay, chi tiết) 

c) d’ = - OCC = - 10 cm.

Công thức về mắt (hay, chi tiết)

Bài 2: Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa. Muốn nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 27 cm thì phải đeo kính có độ tụ + 2,5 dp cách mắt 2 cm. 

a) Xác định các điểm cực cận và cực viễn của mắt.

b) Nếu đeo kính sát mắt thì có thể nhìn rõ các vật trong khoảng nào?

Bài giải:

a) Điểm cực viễn CV ở vô cực.

  Ta có f= Công thức về mắt (hay, chi tiết)  = 0,4(m) = 40 (cm).

  Khi đeo kính ta có d = OCCK – ℓ = 27- 2= 25 cm.

  d’ = Công thức về mắt (hay, chi tiết)  = - 66,7 (cm).

  Mà d’ = - OCC +

⇒ OCC = - d’ +  = 66,7  + 2 = 68,7 cm.

b) Đeo kính sát mắt

Khoảng cực viễn của mắt khi đeo kính là OCVK = fK = 40 cm.

Khoảng cực cận của mắt khi đeo kính là OCCK = Công thức về mắt (hay, chi tiết)  =  25,3 cm.

5. Bài tập vận dụng

Câu 1: Một người cận thị phải đeo sát mắt một thấu kính phân kỳ có độ tụ D = -2dp mới có thể nhìn rõ các vật ở xa mà không cần phải điều tiết. Nếu người ấy chỉ đeo kính có độ tụ D = - 1,5 dp sát mắt thì sẽ chỉ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu ?

A. 0,5 m.

B. 2 m.

C. 1 m.

D. 1,5 m.

Câu 2: Một người cận thị phải đeo kính sát mắt có độ tụ bằng -2,5 dp thì nhìn rõ như người mắt thường (25 cm đến vô cực). Xác định giới hạn nhìn rõ của người ấy khi không đeo kính.

A. 25 cm đến vô cực.

B. 20 cm đến vô cực.

C. 10 cm đến 50 cm.

D. 15,38 cm đến 40 cm.

Câu 3: Mắt viễn nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40 cm. Để nhìn rõ vật đặt gần nhất cách mắt 25 cm cần đeo kính (kính cách mắt 1 cm) có độ là:

A. 1,4 dp.

B. 1,5 dp.

C. 1,6 dp.

D. 1,7 dp.

Câu 4: Một người lớn tuổi có thể nhìn được vật ở xa mà mắt không phải điều tiết, nhưng để đọc được dòng chữ gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ 1 dp. Biết kính đeo cách mắt 5 cm. Khoảng cực cận của mắt người đó là:

A. 1003 cm.

B. 1007 cm.

C. 30 cm.

D. 40 cm.

Câu 5: Một người khi đeo kính có độ tụ +2 dp có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 27 cm đến vô cùng. Biết kính đeo cách mắt 2 cm. Khoảng cực cận của mắt người đó là:

A. 15 cm.

B. 61 cm.

C. 52 cm.

D. 40 cm.

Câu 6: Một người cận thị lớn tuổi chỉ còn nhìn thấy rõ các vật trong khoảng cách mắt 50 cm đến 2003 cm. Để nhìn ở xa vô cùng mà không điều tiết người này phải đeo kính có độ tụ D1; còn để đọc được sách khi đặt gần mắt nhất, cách mắt 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ D2. Coi kính đeo sát mắt. Tổng (D1 + D2) gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 0,5 dp.

B. – 0,5 dp.

C. 3,5 dp.

D. 0,2 dp.

Câu 7: Một người mắt không có tật, có điểm cực cận là x m, khi điều tiết tối đa độ tụ của mắt tăng thêm 1 dp so với khi không điều tiết. Độ tụ của thấu kính phải đeo (cách mắt 2 cm) để nhìn thấy một vật cách mắt 25 cm với điều tiết tối đa là D. Giá trị của D gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 4,2.

B. 2.

C. 3,3.

D. 1,9.

Câu 8: Một người mắt không có tật, có điểm cực cận là x m, khi điều tiết tối đa độ tụ của mắt tăng thêm 1 dp so với khi không điều tiết. Độ tụ của thấu kính phải đeo (cách mắt 2 cm) để nhìn thấy một vật cách mắt 25 cm mà không điều tiết là D. Giá trị của D gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 4,2.

B. 2.

C. 3,3.

D. 1,9.

Câu 9: Một người khi đeo kính có độ tụ 1 dp có thể nhìn rõ các vật cách mắt 23 cm. Biết kính đeo cách mắt 3 cm. Nếu đưa kính vào sát mắt thì người đó nhìn thấy được vật gần nhất cách mắt một khoảng gần với giá trị nào nhất sau đây?

A. 28 cm.

B. 21 cm.

C. 52 cm.

D. 25 cm.

Câu 10: Một người có điểm cực viễn cách mắt 30 cm. Để có thể nhìn thấy ảnh của mắt mà mắt không điều tiết thì phải đứng cách gương phẳng một khoảng bao nhiêu?

A. 15 cm.

B. 30 cm.

C. 45 cm.

D. 60 cm.

Câu 11: Trên một tờ giấy vẽ hai vạch cách nhau 1 mm. Đưa tờ giấy xa mắt dần cho đến khi thấy hai vạch đó như nằm trên một đường thẳng. Biết rằng năng suất phân li của mắt người này là αmin = 3.10-4 rad. Khoảng cách từ mắt đến tờ giấy có giá trị gần đúng bằng

A. 3 m.

B. 3,3 m.

C. 2,5 m.

D. 1,8 m.

Câu 12: Một vật AB đặt cách mắt 5 cm. Biết năng suất phân li của mắt người này là αmin = 3.10-4 rad. Để mắt phân biệt được hai điểm A và B thì chiều cao tối thiểu của AB có giá trị:

A. 1,5 mm.

B. 1,7 mm.

C. 0,6 mm.

D. 2,1 mm.

Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 11 quan trọng hay khác:




Đề thi, giáo án các lớp các môn học