Công thức tính từ thông (hay, chi tiết)

Công thức tính từ thông hay nhất Vật Lí lớp 11 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 11.

Bài viết Công thức tính từ thông hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức - Đơn vị đo, Mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính từ thông hay nhất Vật Lí 11.

1. Định nghĩa

Giả sử có một đường cong phẳng kín (C) là chu vi giới hạn một mặt có diện tích S, được đặt trong từ trường đều Công thức tính từ thông hay nhất. Trên mặt S vẽ vectơ Công thức tính từ thông hay nhất có độ dài bằng đơn vị theo một hướng xác định (tùy ý chọn),Công thức tính từ thông hay nhất được gọi là vecto pháp tuyến dương. Gọi α là góc tạo bởi Công thức tính từ thông hay nhấtCông thức tính từ thông hay nhất, ta định nghĩa từ thông qua mặt S là đại lượng kí hiệu Φ, cho bởi:

Φ = B.S.cosα

Công thức tính từ thông hay nhất

Như vậy, từ thông để diễn tả số đường sức từ xuyên qua một diện tích nào đó.

2. Công thức – đơn vị đo

- Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều là: 

F = BScosa

Trong đó: 

+ Φ là từ thông;

+ B là cảm ứng từ, có đơn vị tesla (T);

+ S là diện tích mặt kín C, có đơn vị m2;

+ a là góc giữa pháp tuyến Công thức tính từ thông hay nhấtCông thức tính từ thông hay nhất .

Nếu đặt khung dây có N vòng thì từ thông qua khung dây là:

Φ = NBScosa

- Trong hệ SI, đơn vị của từ thông là vêbe, kí hiệu là Wb. 

1Wb = 1T.1m2.

3. Mở rộng

Từ thông là đại lượng đại số. Dấu của từ thông phụ thuộc vào việc chọn chiều của vecto Công thức tính từ thông hay nhất.

Nếu α là góc nhọn (0 < α  < 900) thì từ thông Φ >0.

Công thức tính từ thông hay nhất

Nếu α là góc tù (900 < α  < 1800) thì từ thông Φ < 0.

Công thức tính từ thông hay nhất

Nếu α = 900 thì Φ = 0

Công thức tính từ thông hay nhất

Nếu α = 0 thì Φ = B.S

Công thức tính từ thông hay nhất

Từ công thức từ thông, ta suy ra công thức xác định B hoặc S, hoặc α.

Công thức tính từ thông hay nhất

                            Công thức tính từ thông hay nhất

4. Bài tập ví dụ

Bài 1: Một khung dây hình chữ nhật kích thước 3 (cm) x 4 (cm) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4 (T). Vectơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung một góc 300. Từ thông qua hình chữ nhật đó là bao nhiêu?

Bài giải:

Diện tích khung dây hình chữ nhật là : 

S = a.b = 0,03.0,04 = 12.10-4 (m2)

Từ thông qua khung dây là:

Φ = BScosa = 5.10-4.12.10-4.cos300 = 52.10-8 (Wb)

Bài 2: Một khung dây hình vuông cạnh 5 (cm), đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 (T). Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 (Wb). Góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến với hình vuông đó là bao nhiêu?

Bài giải:

Diện tích khung dây là S = a.a = 0,05.0,05 = 25.10-4 (m2)

Áp dụng công thức từ thông:

Công thức tính từ thông hay nhất

Đáp án: α = 00

5. Bài tập bổ sung

Bài 1: Một hình vuông cạnh 5 cm, đặt trong từ trường dều có cảm ứng từ

B = 4.10-4 T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến hình vuông đó là:

A. α = 00

B. α = 900

C. α = 1200

D. α = 1800

Bài 2: Chọn câu đúng.

A. Từ thông là một đại lượng luôn luôn dương,

B. Từ thông qua một mạch kín luôn bằng không.

C. Từ thông là một đại lượng có hướng.

D. Từ thông qua mạch kín tỉ lệ với tiết diện của mạch.

Bài 3: Cho một vòng đây có mặt phẳng khung dây hợp với vectơ B một góc α .Từ thông gửi qua khung dây đạt cực đại khi

A. α = 00

B. α = 300

C. α = 600

D. α = 900

Bài 4: Từ thông qua vòng dây phẳng đặt trong từ trường đều thay đổi khi

A. Dịch chuyển vòng dây một đoạn d theo phương các đường sức từ.

B. Bóp méo vòng dây.

C. Quay vòng dây một góc 3600.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Bài 5: Từ thông qua một vòng dây thẳng diện tích S có công thức:

A. Φ = B.S.sinα

B. Φ = B.S.tanα

C. Φ = B.S.cosα

D. Φ = B.S.cotanα

Bài 6: Một khung dây có 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là 20 cm2, đặt khung trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,02 T. Tính từ thông xuyên qua khung dây, biết vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ B một góc 600.

Bài 7: Khung dây hình chữ nhật có kích thước (2 cm x 3 cm) gồm 20 vòng dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B. khi vectơ pháp tuyến của khung tạo với vectơ B một góc 600 thì từ thông xuyên qua khung là 2,4.10– 4 Wb. Tính cảm ứng từ B của từ trường.

Bài 8: Một khung dây phẳng có diện tích 12 cm2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,05 T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Tính độ lớn từ thông qua khung.

Bài 9: Một hình chữ nhật kích thước 3 cm×4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10–4 T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Từ thông qua hình chữ nhật đó là

A. 6.10–7 Wb.

B. 3.10–7 Wb.

C. 5,2.10–7 Wb.

D. 3.10–3 Wb.

Bài 10: Một khung dây phẳng có diện tích 5 cm2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,01 T. Mặt phẳng khung dây hợp với vectơ B một góc 300. Tính từ thông qua diện tích S.

Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 11 quan trọng hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học