Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (trang 48) - Cánh diều

Với soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 48, 49, 50 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1. Định hướng

1.1. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ là kĩ năng mà các em đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp dưới gắn với việc tập làm thơ. Bài học này tiếp tục hướng dẫn các em cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.

1.2. Để viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Xác định yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật trong bài thơ để lại cho em cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc.

- Viết đoạn văn, trong đó nêu rõ. Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật nào trong bài thơ để lại cho em cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc? Yếu tố đó được thể hiện qua những dòng thơ hay những hình ảnh, từ ngữ nào? Em có cảm xúc, suy nghĩ gì? Vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó?

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật mà em cho là đặc sắc nhất của bài thơ “Chiều xuân” (Anh Thơ).

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ.

- Xác định một số yếu tố nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều xuân.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật nào là đặc sắc nhất của bài thơ Chiều xuân?

=> Yếu tố nội dung: Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

+ Yếu tố đó được thể hiện qua khổ thơ hoặc dòng thơ nào? Khổ thơ hoặc dòng thơ đó có đặc điểm gì về nội dung hoặc nghệ thuật?

=> Yếu tố đó được thể hiện qua dòng thơ hoặc khổ thơ nào? Dòng thơ hoặc khổ thơ đó có đặc điểm gì về nội dung hoặc nghệ thuật?

+ Dòng thơ hoặc khổ thơ ấy gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì hoặc liên tưởng, tưởng tượng gì?

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

Mở đoạn

Giới thiệu tên tác giả, tên bài thơ và nêu cảm xúc, suy nghĩ chung của em về một yếu tố đặc sắc nhất (thuộc nội dung hoặc nghệ thuật) của bài thơ.

Thân đoạn

+ Trích dẫn khổ thơ hoặc dòng thơ chưa đựng yếu tố đặc sắc nhất.

+ Nêu đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của khổ thơ hoặc dòng thơ đó.

+ Nêu cụ thể cảm xúc, suy nghĩ hoặc liên tưởng, tưởng tượng về yếu tố đó.

Kết đoạn

Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của em về yếu tố đặc sắc đã nêu.

c) Viết

- Viết đoạn văn theo dàn ý đã làm. Khi viết, cần sử dụng các từ ngữ, câu văn biểu cảm thể hiện được chính xác, sinh động cảm xúc, suy nghĩ của em.

- Đảm bảo yếu tố hình thức một đoạn văn.

* Bài văn tham khảo

Chiều xuân in trong tập Bức tranh quê (xuất bản năm 1941) là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Anh Thơ. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mát, thơ mộng và khung cảnh làng quê tĩnh lặng, thanh bình khiến cho con người thêm gắn bó với quê hương. Buổi chiều thường là khoảnh khắc dễ làm nảy sinh cảm xúc và thi hứng của thi nhân. Nhà thơ đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh, chi tiết đặc trưng của cảnh vật để phác họa nên ba bức tranh chiều xuân êm ả, thanh bình. Bức tranh thứ nhất tả cảnh một chiều mưa bụi với hình ảnh bến sông vắng khách, con đò nằm gần như bất động, quán tranh xơ xác bên chòm xoan rụng đầy hoa tím. Nữ sĩ quan sát, thưởng thức bằng cái nhìn tâm tưởng nên đã cảm nhận được cái hồn của cảnh vật thân quen. Trong chiều mưa lạnh, quang cảnh bến sông ven làng càng tiêu điều, vắng vẻ. Một bức tranh dường như thiếu sắc màu và ánh sáng. Trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của không gian vẫn có sự hoạt động của cảnh vật, dù là nhẹ đến mức như có như không: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng. Con đò thường ngày tất bật chở khách sang sông, giờ đây dường như mệt mỏi, biếng lười nằm mặc nước sông trôi. Còn quán tranh cũng như thu mình lại, đứng im lìm trong vắng lặng bởi không còn khách vào ra với tiếng cười, tiếng nói rộn ràng. Chòm xoan hoa tím rụng tơi bời trước ngọn gió xuân còn vương hơi lạnh của buổi tàn đông. Tất cả đều như ẩn chứa một nỗi buồn sâu kín khó nói thành lời.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Đọc lại đoạn đã viết, đối chiếu với dàn ý đã làm để xác định những nội dung còn thiếu hoặc không phù hợp. Tham khảo các yêu cầu kiểm tra, chỉnh sửa đã nêu ở Bài 6, phần Viết, mục d (trang 25).

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Biểu cảm trong văn nghị luận.

a) Cách thức

Có hai cách biểu cảm:

Biểu cảm là sự giãi bày, thổ lộ tình cảm của người viết trước một đối tượng. Thông thường có hai cách biểu cảm là biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.

- Biểu cảm trực tiếp là hình thức ở đó người viết sử dụng các từ ngữ bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, cảm xúc của mình về đối tượng (như các từ ngữ biểu cảm, tình thái từ, câu cảm, câu hỏi tu từ,…). Biểu cảm trực tiếp thể hiện rõ nhất ở các dạng văn bản như thơ trữ tình, tuỳ bút, bài phát biểu cảm nghĩ,... Văn nghị luận cũng sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp, ví dụ: “Vậy mà có ai ngờ rằng đời Vũ Nương tan nát bắt đầu chính từ cái bóng kia. Tan nát đến mức thánh thần, Trời Phật cũng chỉ có thể an ủi, bù đắp chút ít chứ không cứu lại được. Rồi nữa, tham gia vào việc phá nát hạnh phúc của Vũ Nương là ai? Trời ơi! Lại không ai khác mà chính là đứa con của Vũ Nương.” (Theo Nguyễn Đình Chú).

- Biểu cảm gián tiếp là hình thức ở đó người viết kể lại, giới thiệu hoặc miêu tả đặc điểm, tính chất, trạng thái của thiên nhiên, con người, đồ vật,... qua đó mà gián tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình. Biểu cảm gián tiếp được sử dụng nhiều ở văn xuôi tự sự, các bài văn kể chuyện, miêu tả, thuyết minh,... Trong bài nghị luận cũng sử dụng biểu cảm gián tiếp, ví dụ: “Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.” (Theo Chu Quang Tiềm).

Ví dụ: “Hình ảnh con thuyền cũng giống như hình ảnh con người trở về sau những chuyến đi xa. Nó vừa là những con thuyền thực vừa là những con thuyền thơ. Thực là vì nó đã về bến đỗ để được neo đậu, được bình yên, không còn bị gió dập, sóng xô. Nhưng chất thơ là ở chỗ: Nó cũng như một con người… Con thuyền lúc ra khơi hăng hái, hào hứng không kém con người,… nay nó lặng lẽ vì mỏi mệt, muốn nghỉ ngơi sau một chuyến đi vất vả, gian truân.” (Theo Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo).

b) Bài tập (trang 50 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Xem lại đoạn văn đã viết ở mục 2. Thực hành, chỉ ra cách thức biểu cảm mà em đã sử dụng trong đoạn văn đó.

Trả lời:

- Biểu cảm trực tiếp: Từ vựng tinh tế và bút pháp khéo léo của Anh Thơ đã tạo nên những hình ảnh giản dị, nhưng tràn đầy ấm áp và chứa đựng vẻ đẹp của cuộc sống. Những từ ngữ ấy như những nét vẽ tinh tế, như một nét mực đỏ trên trang giấy đem lại cho người đọc những trải nghiệm tinh tế và sâu sắc. Những dòng thơ dễ chạm đến trái tim và dâng lên cảm xúc của người đọc, cho ta cảm nhận một cách chân thật nhất tình cảm và cảm xúc của nhà thơ

- Biểu cảm gián tiếp: Nhà thơ đã quan sát và lựa chọn các hình ảnh và chi tiết đặc trưng của cảnh vật để tái hiện ba bức tranh của chiều xuân - những hình ảnh êm đềm và bình yên. Khung cảnh đầu tiên mô tả một buổi chiều mưa bụi, với hình ảnh bến sông hoang vắng, con đò gần như bất động, quán tranh xơ xác bên chòm xoan rụng hoa tím. Khổ thơ trên tạo nên một cảm nhận sâu lắng về một cảnh tượng đầy huyền ảo.

\

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác