Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ lớp 9 (10 mẫu hay nhất)
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (mẫu 1)
- Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (mẫu 2)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (mẫu 3)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (mẫu 4)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (mẫu 5)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (mẫu 6)
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - mẫu 1
Chiều xuân in trong tập Bức tranh quê (xuất bản năm 1941) là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Anh Thơ. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mát, thơ mộng và khung cảnh làng quê tĩnh lặng, thanh bình khiến cho con người thêm gắn bó với quê hương. Buổi chiều thường là khoảnh khắc dễ làm nảy sinh cảm xúc và thi hứng của thi nhân. Nhà thơ đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh, chi tiết đặc trưng của cảnh vật để phác họa nên ba bức tranh chiều xuân êm ả, thanh bình. Bức tranh thứ nhất tả cảnh một chiều mưa bụi với hình ảnh bến sông vắng khách, con đò nằm gần như bất động, quán tranh xơ xác bên chòm xoan rụng đầy hoa tím. Nữ sĩ quan sát, thưởng thức bằng cái nhìn tâm tưởng nên đã cảm nhận được cái hồn của cảnh vật thân quen. Trong chiều mưa lạnh, quang cảnh bến sông ven làng càng tiêu điều, vắng vẻ. Một bức tranh dường như thiếu sắc màu và ánh sáng. Trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của không gian vẫn có sự hoạt động của cảnh vật, dù là nhẹ đến mức như có như không: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng. Con đò thường ngày tất bật chở khách sang sông, giờ đây dường như mệt mỏi, biếng lười nằm mặc nước sông trôi. Còn quán tranh cũng như thu mình lại, đứng im lìm trong vắng lặng bởi không còn khách vào ra với tiếng cười, tiếng nói rộn ràng. Chòm xoan hoa tím rụng tơi bời trước ngọn gió xuân còn vương hơi lạnh của buổi tàn đông. Tất cả đều như ẩn chứa một nỗi buồn sâu kín khó nói thành lời.
Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- Mở đoạn: Giới thiệu tên tác giả, tên bài thơ và nêu cảm xúc, suy nghĩ chung của em về một yếu tố đặc sắc nhất (thuộc nội dung hoặc nghệ thuật) của bài thơ.
- Thân đoạn:
+ Trích dẫn khổ thơ hoặc dòng thơ chứa đựng yếu tố đặc sắc nhất.
+ Nêu đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của khổ thơ hoặc dòng thơ đó.
+ Nêu cụ thể cảm xúc, suy nghĩ hoặc liên tưởng, tưởng tượng về yếu tố đó.
- Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của em về yếu tố đặc sắc đã nêu.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - mẫu 2
Trong đoạn trích của bài thơ ''Trưa hè'' của tác giả Anh Thơ. Tác giả đã vẽ cho chúng ta một bức tranh đẹp đẽ vô cùng, bức tranh vẽ về một buổi trưa hè vô cùng giản dị và mộc mạc ở một làng quê của nước Việt Nam xinh đẹp. Đây là một bức tranh rất đẹp và thanh bình. Bức tranh thiên nhiên buổi trưa hè với: bầu trời xanh, dải mây trắng, ánh nắng vàng, hoa lựu đỏ, vài ba chú bướm bay lượn... Bầu trời ngày hè cao vời vợi, ôi mới trong xanh làm sao, một màu xanh biếc ánh lên vẻ tươi sáng trong trẻo. Hòa lẫn vào màu xanh đó là những dải mây trắng muốt đang nhè nhẹ lướt trên nền trời xanh bao la. Xa xa có những đám mây màu hồng nhạt với những hình thù trông thật kì quặc. Ánh nắng ngày hè mới chói chang và gay gắt làm sao, những ánh nắng như đỏ lửa trải dài khắp cả một vùng quê như thể chúng đang muốn thiieu dọi mọi thứ nơi đây. Trong cái nóng đỏ lửa ấy, từng cơn gió từ đâu ghé qua nơi đây làm dịu đi phần nào cái nắng của buổi trưa hè. Rặng tre đầu làng đu đưa theo gió. Vài cánh diều đã theo chị gió bay lên cao tít, những cánh diều với đủ màu sắc và hình thù khác nhau do các nghệ nhân nhí trong làng tạo ra đang dập dờn trước gió nhìn trông vô cùng vui mắt. Tiếng sáo diều vi vu, khoan nhặt, đã phá vỡ cái không khí yên tĩnh vốn có của bưởi trưa hè. Trong vườn, một số cây rất hay được trồng như: cây mít, cây dứa,...đang bắt đầu bước vào đọ chín, mùi hương rất thơm và thoang thoảng khắp mọi nơi. Khi nhắc đến mùa hè thì chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ tới cây hoa phượng đầu tiên. Hoa phượng là biểu tượng của mùa hè, khi nhìn thấy nó ta sẽ nghĩ ngay tới những ngày hè oi ả và nóng bức. Hoa phượng nở cũng là lúc một năm học nữa lại sắp kết thúc, chúng ta sẽ phải xa mái trường thân yêu một thời gian.Nhưng em cảm thấy điểm nổi bật nhất của mùa hè đó chính là những chùm hoa lựu đỏ rực như những đốm lửa đang bùng cháy cả một góc vườn. Tô điểm cho không gian thêm phần sống động không ai khác ngoài mấy cô bướm xinh đẹp mang cho mình những đôi cánh mới kiêu sa làm sao. Những đôi cánh lộng lẫy với đủ sắc màu. Tiếng ve kêu râm ran khắp mọi nơi, tiếng ve giống như một bản hòa ca vang vọng khắp không gian. Tất cả đã làm cho làng quê Việt như bừng lên một sức sống mới. Cảnh làng quê vào buổi trưa hè thật đẹp, thật độc đáo, với những hình ảnh bình dị, quen thuộc gắn bó với mỗi người dân và tạo nên cái hồn riêng cho quê hương. Chúng ta, ai cũng có quê hương, quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi cho ta những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mình. Buổi trưa hè là một bức tranh đẹp về quê hương. Nó là làm cho chúng ta thêm yêu quê hương của mình hơn. Với bao hình ảnh quen thuộc gắn bó với mỗi người và đẻ lại cho chúng ta biết bao cảm xúc khó quên, những hình ảnh khó có thể phai mờ trong tâm trí của mỗi người con đất Việt.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - mẫu 3
Trong bài thơ "Bếp lửa", hình ảnh bếp lửa chính là hình ảnh giản dị mà thiêng liêng, cao quý, là biểu tượng của tình bà cháu và lưu giữ những kỷ niệm ấu thơ tươi đẹp của tác giả. Thật vậy, bếp lửa chính là hình ảnh của một thời ấu thơ gian khó mà tràn ngập tình yêu thương của tác giả Bằng Việt. Ông sống cùng bà bên bếp lửa, đã quen với những "chờn vờn sương sớm", với những "ấp iu nồng đượm" bên bếp lửa và bên người bà kính yêu của mình. Đó là những tháng ngày vất vả mà "khói hun nhèm mắt cháu", "sống mũi còn cay" mà tác giả đã từng trải qua. Thế nhưng, cũng chính ở bếp lửa, người đọc thấy được tình bà cháu sâu đậm. Trong suốt những năm tháng ấu thơ đó, tác giả đã sống cùng với bà, được bà chăm sóc, chỉ bảo tận tình. Đặc biệt nhất, đó là hình ảnh "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm/Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi/Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui/Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ" đều cho thấy được tình yêu mà bà dành cho cháu, dành cho gia đình qua bếp lửa. Trong bếp lửa, người đọc thấy được tình yêu, tấm lòng bao la mà bà dành cho con cháu. "Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn/Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng" cho ta thấy được bếp lửa hay cũng chính là ngọn lửa mà bà luôn ấp ủ dành cho tương lai hạnh phúc của con cháu. Trong những năm tháng chiến tranh, bà chính là chỗ dựa tinh thần và là người mang đến hơi ấm cho con cháu của mình tựa như bếp lửa bập bùng. Để rồi, sau này, hình ảnh bếp lửa mãi mãi là ký ức thật đẹp mà tác giả lưu giữ trong tâm trí. Dù có đi đến những cahan trời mới thì bếp lửa và ký ức về bà vẫn mãi mãi ngự trị trong tim của tác giả. Đó chính là thứ thiêng liêng, kỳ diệu và ấm áp nhất "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng, bếp lửa". Tóm lại, hình ảnh bếp lửa là hình ảnh nghệ thuật thành công, để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - mẫu 4
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng. Những câu thơ mở đầu là lời giới thiệu hết sức đơn giản về quê hương của mình. Đó là một làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Sau đó, tác giả tiếp tục khắc họa công việc quen thuộc của người dân quê hương đó là ra khơi đánh bắt cá. Hình ảnh con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về một vụ mùa bội thu . Nhưng có lẽ với tôi, ấn tượng nhất phải là khung cảnh đoàn thuyền khi trở về. Bến đỗ trở nên tấp nập, sôi động cho thấy một chuyến ra khơi bội thu. Người dân chài lưới đầy khỏe khoắn đang làm công việc thu hoạch cá. Con thuyền thì trở về năm nghỉ ngơi sau hành trình lao động vất vả.Đến khổ thơ cuối, Tế Hanh đã bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương khi phải xa cách. Tác giả nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”… Câu thơ cuối thốt lên gửi gắm tình cảm, nỗi nhớ da diết: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. Tác phẩm có âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động cùng với ngôn từ giản dị. Tôi thực sự yêu thích bài thơ Quê hương.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - mẫu 5
Quê hương của Tế Hanh là một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về quê hương vốn là một làng nghề đánh cá, nằm gần biển. Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn và dễ hiểu cho người đọc. Những câu thơ tiếp theo, tác giả khắc họa khung cảnh người dân căng thuyền ra khơi thật sinh động. C on thuyền giống như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi. Không khí ra khơi thực sự gợi cho người đọc sự hào hứng, mong đợi về một vụ mùa bội thu. Ở đoạn cuối, tác giả khắc họa hình ảnh con thuyền khi trở về mới thực sự ấn tượng. Hình ảnh người dân chài lưới với nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió hiện lên vô cùng chân thực. Câu tiếp gợi ra một sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi, nồng tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi của họ. Con thuyền được nhân hóa với từ “im”, “mỏi, “trở về” và “nằm”. Kết thúc một ngày lao động vất vả, chiếc thuyền cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm lặng im để nghỉ ngơi. Việc sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” cho thấy cảm nhận đầy tinh tế của nhà thơ. Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận được hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Khổ thơ cuối là lời bộc lộ nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Bài thơ Quê hương thật sự rất hay và hấp dẫn.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - mẫu 6
Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ. Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Xem thêm các bài văn mẫu 9 Cánh diều hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều