Soạn bài Chiếc lược ngà - Cánh diều

Với soạn bài Thực hành đọc hiểu: Chiếc lược ngà trang 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 92 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Đọc trước truyện ngắn Chiếc lược ngà, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Quang Sáng.

- Tìm một số bài viết về tác phẩm Chiếc lược ngà.

- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa quê hương của nhà văn và sắc thái Nam Bộ trong truyện ngắn này.

- Hãy chia sẻ suy nghĩ về một tác phẩm văn học thể hiện tình cha con để lại ấn tượng sâu sắc cho em.

Trả lời:

- Thông tin về tác giả Nguyễn Quang Sáng:

+ Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

+ Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký Hội khóa 4.

+ Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014.

+ Những năm chống Mĩ, Nguyễn Quang Sáng trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.

+ Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

- Quê hương ông ở miền đất Nam Bộ An Giang, vì vậy những dấu ấn văn hóa của quê hương đã ảnh hưởng đến sáng tác của nhà văn, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.

- Tác phẩm văn học thể hiện tình cha con để lại ấn tượng sâu sắc cho em là “Chiếc lược ngà”: Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Truyện xoay quanh những thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà tron sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: “Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha tlà bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó nghi ngờ về cha, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuôi về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Soạn bài Chiếc lược ngà | Hay nhất Soạn văn 9 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chú ý bối cảnh xảy ra câu chuyện.

Trả lời:

- Bối cảnh xảy ra câu chuyện: Trong những ngày hòa bình vừa lập lại: sau kháng chiến chống Pháp, hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7/1954.

Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hình dung cuộc gặp gỡ ban đầu của hai cha con.

Trả lời:

- Người cha vô cùng nhớ mong, khao khát được gặp con, ôm con và nghe con gọi một tiếng ba nhưng đứa con lại xa lạ, sợ hãi, chạy đi.

Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chú ý ngôn ngữ đối thoại trong văn bản.

Trả lời:

- Những câu gọi: “Thu! Con!”, “Ba đây con!” chỉ là lời độc thoại của mình ông Sáu vì không hề có sự đáp lại của bé Thu.

Câu 4 (trang 93 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Các lời “nói trổng” của bé Thu thể hiện điều gì?

Trả lời:

Các lời nói “trổng” của bé Thu:

- Thì má cứ kêu đi!

- Vô ăn cơm!

- Cơm chín rồi!

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!

=> Những lời “nói trổng” thể hiện thái độ không thiện cảm của bé Thu với ông Sáu vì bé không tin đây là cha mình.

Câu 5 (trang 94 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Lời nói của nhân vật bé Thu được trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Trả lời:

- Lời nói của nhân vật bé Thu được trích dẫn trực tiếp vì đặt sau dấu hai chấm và đánh dấu bằng dấu gạch ngang thể hiện lượt lời nói.

Câu 6 (trang 94 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Dự đoán xem nhân vật bé Thu sẽ làm gì?

Trả lời:

- Dự đoán bé Thu sẽ thỏa hiệp gọi ba để nhờ chắt nước cơm.

Câu 7 (trang 95 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Thái độ của bé Thu ở đây có gì khác với lúc đầu?

Trả lời:

- Vẻ mặt không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa mà sầm lại buồn rầu, cái nhìn nghĩ ngợi sâu xa

Câu 8 (trang 95 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Cảm nhận sự xúc động trong lòng người cha và con gái.

Trả lời:

- Ông Sáu nghẹn ngào, hạnh phúc, bất ngờ khi nghe được tiếng gọi ba đầu tiên của con; bé Thu xúc động, tiếng ba dồn nén trong lòng vỡ tung ra thành tiếng hét.

Câu 9 (trang 96 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Vì sao bé Thu lúc đầu không nhận ông Sáu là cha mình?

Trả lời:

Vì ông Sáu trở về không giống cái hình chụp chung với má nó bởi có thêm vết thẹo dài bên má phải.

Câu 10 (trang 97 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chi tiết nào thể hiện sự xúc động của nhân vật “tôi”?

Trả lời:

Chi tiết thể hiện sự xúc động của nhân vật “tôi”: “tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”.

Câu 11 (trang 97 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Người cha đã làm gì để thực hiện lời hứa với con?

Trả lời:

Ông Sáu kiếm được khúc ngà trong rừng, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ một cách thận trọng và tỉ mỉ.

Câu 12 (trang 98 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chuyện không may gì đã xảy ra?

Trả lời:

Ông Sáu bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực và hi sinh.

Câu 13 (trang 98 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đoạn tóm tắt này cho biết điều gì?

Trả lời:

Đoạn tóm tắt cho chúng ta biết tương lai bé Thu trở thành cô giao liên, anh Ba trao tận tay Thu cây lược và tình cảm cha con nảy nở giữa hai người.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy tóm tắt truyện. Nhan đề Chiếc lược ngà liên quan đến chi tiết nào trong văn bản?

Trả lời:

- Tóm tắt: Văn bản kể về tình cha con cảm động giữa ông Sáu và bé Thu. Vì chiến tranh chia cắt mà bé Thu không biết mặt cha, chỉ được nhìn thấy qua tấm ảnh chụp với mẹ. Đến khi ông Sáu về nghỉ phép thì bé Thu đã lớn, nhìn vết thẹo trên mặt ông mà bé sợ, bé không nhận ông Sáu là ba. Suốt những ngày nghỉ phép ở nhà, dù ông Sáu có quan tâm con bé thế nào thì nó cũng ương bướng, xa lánh ông. Cho đến khi ông chuẩn bị lên đường về đơn vị, cô bé mới khóc òa lên nhận cha, cảnh đoàn tụ của hai cha con khiến mọi người xúc động. Những ngày ở chiến khu, ông luôn nghĩ về con, hứa làm tặng con một chiếc lược bằng ngà voi. Cuối cùng, ông Sáu hi sinh, chiếc lược vẫn chưa trao được cho con.

- Nhan đề “Chiếc lược ngà” liên quan đến chi tiết bé Thu nói với anh Sáu khi về nhớ mua cho bé một cây lược và chi tiết anh Sáu tỉ mẩn làm cây lược ở chiến trường.

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Người kể câu chuyện là ai? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện và các nhân vật chính trong văn bản, từ đó, nêu tác dụng của ngôi kể.

Trả lời:

- Người kể chuyện là anh Ba - đồng đội của anh Sáu. Tác dụng của ngôi kể thứ nhất này là tăng thêm tính chân thực cho câu chuyện và thể hiện cảm xúc chân thật của các nhân vật.

Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phân tích sự chuyển biến trong cảm xúc, hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha mình. Qua đó, hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu.

Trả lời:

* Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

- Là cô bé sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt 8 năm trời cô bé không được gặp ba. Cô chỉ biết mặt ba qua 1 tấm ảnh ba chụp chung với má.

- Những tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng tủi, hạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện một thái độ khác thường:

+ Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu, thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.

+ Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông: Cô bé không chịu gọi ông là cha. Cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Nó hất miếng trứng cá ông gắp cho ra khỏi bát làm đổ cả cơm. Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên phạt bé Thu, cô bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.

- Nhận xét: tác dụng của việc miêu tả thái độ, hành động khác thường của bé Thu

+ Tái hiện được hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

+ Cho thấy bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người ba của cô bé trên tấm hình suốt 8 năm nay.

+ Đặc biệt, cách chối từ tình cảm của ông Sáu chính là cách bé Thu thể hiện tình yêu thương thắm thiết dành cho cha mình.

* Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Bé Thu đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.

+ Nó không cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo: Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. Nó lo sợ ba sẽ đi mất. Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

- Nhận xét:

+ Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé đã bộc lộ sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động.

+ Miêu tả sự biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết của cô bé. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.

+ Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Ấn tượng sâu sắc nhất của em về nhân vật ông Sáu là gì? Yếu tố nào trong văn bản tạo nên ấn tượng ấy?

Trả lời:

Ấn tượng sâu sắc nhất của em về nhân vật ông Sáu là tình cảm cha con mà ông dành cho bé Thu vì ông dồn hết tình yêu thương cho đứa con duy nhất, luôn mong được gần gũi, nghe con gọi một tiếng ba và thực hiện lời hứa với con. Cho đến lúc hy sinh, ông vẫn đau đáu cây lược để gửi gắm cho con.

Câu 5 (trang 98 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phân tích nghệ thuật xây dựng cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc) và nghệ thuật miêu tả nhân vật (hành động, tâm lí, lời đối thoại...) của tác giả qua văn bản Chiếc lược ngà.

Trả lời:

- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí

- Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật bác Ba, người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu.

- Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ

Câu 6 (trang 98 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản. Chủ đề ấy còn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Trả lời:

- Chủ đề: tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Chủ đề ấy có ý nghĩa rất lớn cho cuộc sống hôm nay: bài học về bảo vệ hòa bình, trân trọng tình cảm cha con.

Bài giảng: Chiếc lược ngà - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác