Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 76 lớp 9 Tập 2 - Cánh diều
Với soạn bài Hướng dẫn tự học trang 76 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tìm đọc thêm một số văn bản thông tin giới thiệu về một di tích lịch sử trong và ngoài nước.
Trả lời:
- Yên Tử, núi thiêng – Thi Sảnh
- Di tích lịch sử Đền Đô - Ngôi Đền của các bậc Đế vương nhà Lý – Văn Đức
Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Sưu tầm tư liệu về một di tích lịch sử tại quê hương em để có thể viết bài giới thiệu với các bạn.
Trả lời:
- Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc:
+ Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo.
+ Khu di tích Côn Sơn nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gồm: Chùa Côn Sơn, giếng Ngọc, Thạch bàn, bàn cờ tiên, đền thờ Nguyễn Trãi. Hội Côn Sơn có hai dịp trong năm: hội Xuân từ ngày 16 đến 22 tháng Giêng Âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm; hội Thu từ 15 đến 20 tháng 8 Âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi.
+ Đến Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc, vị chỉ huy tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông hồi thế kỷ XIII đã đặt bản doanh ở đây, trên vị trí chiến lược này. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Đạo (20 tháng 8 âm lịch) thu hút rất đông đảo khách thập phương về dự “Tháng 8 giỗ Cha”.
Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tập thuyết minh bằng lời về một di tích lịch sử mà em yêu thích.
Trả lời:
Các bạn biết không. Huế được biết đến là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Tuy nhiên, nếu nói đến vẻ đẹp đặc trưng nhất ở Huế, chắc hẳn phải kể đến kiến trúc của Kinh thành Huế.
Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn bao gồm: Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng dựa trên sở thích của các vua. Kiến trúc cung đình đa phần sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô.
Kinh Thành Huế được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long và được kéo dài gần 30 năm đến thời vua Minh Mạng. Kinh Thành được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520ha. Vòng thành có chu vi khoảng 10km, cao 6,6m và dài 21m. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc. Thành gồm có mười cửa chính. Bên trong kinh thành bao gồm: Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 - 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao… Và cả những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 - 1820) lăng Minh Mạng (1820 - 1840), lăng Tự Đức (1864 -1867) rất uy nghi, tráng lệ.
Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế. Đây là ở của vua và hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành cũng là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn. Kế tiếp là Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành. Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m. Bên trong Tử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực. Ngoài ra, còn có nhiều di tích khác bên trong kinh thành như: Kỳ Đài, Trường Quốc Tử Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ Thuật cung đình Huế...
Một vài nét độc đáo khác như: Cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm. Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ở đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho.
Kiến trúc của kinh thành Huế đã trở thành một nét đẹp độc đáo thu hút khách du lịch khám phá và tìm hiểu khi đến với thành phố Huế.
Tôi hi vọng những thông tin tôi cung cấp cho các bạn về Kinh thành Huế thật sự thú vị và mong rằng chúng ta sẽ được thăm Huế trong một ngày gần nhất. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều