Soạn bài Xúy Vân giả dại (trang 64) - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Xúy Vân giả dại trang 64, 65, 66, 67, 68 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Văn bản kể về sự việc Xuý Vân giả dại

- Nhân vật chính trong văn bản là Xuý Vân. Nhân vật được thể hiện qua:

+ Hành động: hát, múa

+ Ngôn ngữ: nửa điên dại, nửa chân thực

+ Tâm trạng: đau đớn, bẽ bàng, uất ức, tủi hổ

- Văn bản có các chỉ dẫn sân khấu: nói lệch, vỉa, hát quá giang

- Nhan đề đoạn trích và hình ảnh gợi cho em suy nghĩ Xuý Vân là một cô gái điên dại, không bình thường.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Đoạn trích “Xuý Vân giả dại” nói lên bi kịch của người phụ nữ trong khát vọng tình yêu nhưng không đạt được, buộc phải giả điên giả dại vì quá bẽ bàng và cuối cùng gánh chịu cái chết.

Soạn bài Xúy Vân giả dại | Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Các chỉ dẫn sân khấu: nói lệch, vỉa, hát quá giang

- Ngôn ngữ nhân vật: nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này độc đáo là nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo, rất giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý thể hiện tâm trạng đau khổ của Xúy Vân về thân phận dang dở, bẽ bàng.

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Xuý Vân kể về cuộc đời mình: “Tuy dại dột, tài cao vô giá”, “Phụ Kim Nhan, say đắm Trần Phương”, “Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Tình cảnh “Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công/ Đắng cay chẳng có chịu được, ức!”

=> lạc lõng, bơ vơ ở gia đình chồng

- Ước mơ: “Chờ cho bông lúa chín vàng / Để anh đi gặt, để nàng mang cơm”

=> khát vọng hạnh phúc gia đình đầm ấm, giản dị

- Tâm trạng: “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên”

=> cô đơn, lẻ loi, buồn chán vì không có người chia sẻ

Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Điệu múa khéo léo, uyển chuyển nhịp nhàng theo lời hát

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

“Than rằng nhân ngãi, cựu tình tôi đâu” => nỗi nhớ người tình trằn trọc đến không thể ngủ

Biện pháp tu từ ẩn dụ: "Con cá rô nằm trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào" là trạng thái ấm ức, cô đơn, quẫn bách, gợi tả tình cảnh bế tắc, phản ánh sức nặng của áp lực từ nhiều phía.

Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Chiếc trống cơm >< vỗ nên bông

Một đàn cô con gái >< lội sông té bèo

Chuột >< đậu cành rào

Muỗi >< ấp cánh dơi

Ông Bụt >< bẻ cổ con nai

Cái trứng gà >< tha con quạ lên ngồi trên cây

Ở trong đình >< có cái khua, cái nhôi

Ở trong nón >< có cái kèo, cái cột

Ở dưới sông >< có cái phố bán bát

Lên trên biển >< ta đốn gỗ làm nhà

Con vâm >< ấp trứng ba ba

Cưỡi con gà >< đi đánh giặc

=> Tái hiện lời nói điên dại của Xuý Vân

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.

- Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.

- Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.

- Chỉ dẫn sân khấu: Đế

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

a) Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xuý Vân

- Tôi chấp tay lạy bạn đừng cười,

Tôi không trăng gió gặp người gió trăng,

Gió trăng thời mặc gió trăng

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

- Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi

Tuy dại dột, tài cao vô giá, 

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô là Xúy Vân

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng. 

Chờ cho bông lúa chín vàng

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

- Con gà rừng ăn lẫn với công

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Bông bông dắt, bông bông díu

Xa xa lắc, xa xa líu

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Tâm trạng vừa day dứt, hối hận vì những việc mình làm, vừa bẽ bàng, tủi hổ, đau đớn, xót xa

“Tôi kêu đò, đò nọ không thưa

  Tôi càng chờ, càng đợi”

Xuý Vân cảm thấy cô đơn, uất ức, chán trường vì cuộc sống không có người tâm sự sẻ chia, muốn tìm đến hạnh phúc mới nhưng cuộc đời lại càng thêm trớ trêu, bi kịch.

Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên để thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.

Câu 5 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Nhân vật Xuý Vân vừa đáng thương, vừa đáng trách.

- Đáng thương vì: không được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn, không có người đồng cảm, sẻ chia trong hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi ngay trong chính gia đình mình.

- Đáng trách: nhẹ dạ cả tin theo lời Trần Phương mà phản bội chồng mình để rồi nhục nhã, phải chịu một cái chết đau đớn

Câu 6 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Nếu nhân vật Xuý Vân ở thời hiện đại, nàng có thể giải thoát cho bản thân bằng cách:

+ Thẳng thắn chia sẻ cùng chồng nỗi niềm của bản thân và đưa ra cách giải quyết

+ Chia sẻ và nhờ trợ giúp của những người thân trong gia đình

Học tốt Xúy Vân giả dại

Soạn bài Xúy Vân giả dại (Kết nối tri thức)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác