Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (trang 81) - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm trang 81 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

1. Định hướng

a) Trong cuộc sống, mỗi người thường có những cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại lâu ngày thành thói quen; có những quan niệm (cách hiểu, nhận thức,...) đã thành nếp nghĩ, khó thay đổi. Có nhiều thói quen tốt, quan niệm đúng đắn cần giữ gìn, phát huy. Tuy vậy, cũng có những thói quen xấu, quan niệm lạc hậu cần phải thay đổi, từ bỏ vì chúng tạo ra tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân hoặc cộng đồng. Ví dụ: thói quen vứt rác bừa bãi, lãng phí thời gian, ỷ lại người khác, lạm dụng thuốc kháng sinh,... hoặc quan niệm không chơi với những bạn học kém hơn mình, có tiền là có tất cả,... Trong các trường hợp đó, chúng ta cần thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quan niệm ấy.

Viết bài luận thuyết phục là nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người có thói quen, quan niệm chưa đúng, tiêu cực thay đổi theo chiều hướng đúng đắn, tích cực.

* Tìm hiểu bài mẫu:

Câu hỏi (trang 81-82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Người viết thuyết phục bố từ bỏ thuốc lá

- Lí do: tác hại thuốc lá gây ra với sức khoẻ con người và kinh tế nước nhà

- Bằng chứng: Mỗi năm thế giới có 890000 người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng lại. 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển. Trong khói thuốc lá có 7000 hoá chất, trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ,....

- Tình cảm yêu thương, tôn trọng, đồng cảm. thái độ thuyết phục

b) Để viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, các em cần:

- Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài, xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào)

- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ

- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh dộng về những ảnh hưởng tiêu cực, tác hịa của thói quen, quan niệm đó

- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em.

2. Thực hành

Bài tập (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều): Chọn một trong hai đề sau đây để viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác thay đổi, từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

Xem thêm Top 50 bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Đề 1: Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay: Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.

Đề 2: Một người bạn của em luôn luôn tin tưởng và hành động theo phương châm “Im lặng là vàng”. Hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục người bạn đó cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.

a) Chuẩn bị

Lựa chọn đề 2: Một người bạn của em luôn luôn tin tưởng và hành động theo phương châm “Im lặng là vàng”. Hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục người bạn đó cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.

* Đọc kĩ bài tập, lựa chọn và xác định các yêu cầu sau:

- Đối tượng cần thuyết phục: những người có thói quen im lặng trước các vấn đề

- Mục đích: giúp những người này từ bỏ một thói quen không tốt

- Nội dung: vấn đề thói quen im lặng trước các vấn đề

- Hình thức: viết bài văn nghị luận

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là “im lặng là vàng”? Thói quen ấy có tốt không?

+ Tại sao cần thay đổi thói quen tin tưởng và hành động theo phương châm “im lặng là vàng”?

+ Làm thế nào để thay đổi thói quen đó?

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần

1. Mở bài

- Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết: mọi người cần từ bỏ thói quen tin tưởng và hành động theo phương châm “im lặng là vàng” bởi không phải lúc nào im lặng cũng tốt

2. Thân bài

a. Giải thích

- “im lặng” là gì?

- Thế nào là “im lặng là vàng”?

=> Cần từ bỏ phương châm “im lặng là vàng”

2. Chứng minh

- Tại sao cần từ bỏ phương châm “im lặng là vàng”?

+ Im lặng thì chúng ta sẽ đánh mất cơ hội được thể hiện mình

+ Chịu nhiều thiệt thòi, bất công

+ Trở nên nhu nhược, bị người khác coi thường

+ Không đạt được mục tiêu, lý tưởng của bản thân

+ Trở nên bàng quan, vô cảm với mọi thứ

Dẫn chứng:

Mới 10 tuổi, Malala Yousafzai đã dám đứng lên cất tiếng nói của mình.

“Tôi cất to tiếng không phải để hét, mà để những ai không có tiếng nói có thể được nghe thấy.

Những người đã đấu tranh vì quyền của mình:

Quyền được sống trong hòa bình

Quyền được đối xử tôn trọng

Quyền bình đẳng về cơ hội

Quyền được hưởng giáo dục”

Cuộc chiến của cô đã mang lại cho cô giải thưởng Nobel khi cô 17 tuổi; điều này khiến cô trở thành người đoạt giải Nobel trẻ nhất mọi thời đại.

3. Kết đoạn

- Khẳng định lại vấn đề

c) Viết 

- Viết bài văn theo dàn ý đã lập. 

- Chú ý sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp để thuyết phục người khác. 

* Bài viết mẫu tham khảo:

Nếu đứng trong một cuộc tranh cãi, bạn sẽ im lặng lắng nghe hay lên tiếng đòi quyền lợi của bản thân? Nếu nhìn thấy chuyện bất bình, bạn sẽ làm lơ im lặng hay lên tiếng đấu tranh? Người ta thường nói “im lặng là vàng”. Liệu có phải phương châm ấy vẫn luôn đúng? Đối với tôi, không phải lúc nào im lặng cũng là điều cần thiết với mỗi người. Vì vậy, tôi cho rằng mọi người cần từ bỏ thói quen tin tưởng và hành động theo phương châm “im lặng là vàng”.

          Trước hết, chúng ta phải hiểu “im lặng” là gì? “im lặng” là không lên tiếng, không dám thể hiện bản thân. Nhiều người cho rằng “im lặng là vàng” bởi nó sẽ giúp ta kiềm chế được cảm xúc, tránh được những thị phi, không bị ảnh hưởng bởi những thứ tiêu cực. Họ cho rằng nếu im lặng, họ sẽ được bình yên, không phải vướng bận điều gì, cũng tập trung hơn trong công việc.

Tuy nhiên, có phải lúc nào “im lặng” cũng là “vàng”? Sẽ ra sao nếu như tất cả con người đều im lặng? Điều gì cũng có hai mặt của nó và sự im lặng cũng vậy. “Im lặng” đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích nhưng cũng khiến ta phải chịu nhiều hậu quả. Trước hết, sự im lặng khiến chúng ta dần mất đi tiếng nói của bản thân và đánh mất chính mình. Hãy tưởng tượng, trong một cuộc thảo luận, nếu bạn chỉ im lặng, sẽ chẳng ai chú ý đến bạn, sẽ chẳng ai quan tâm bạn và dần dần họ sẽ quên mất bạn là ai. Nếu có suy nghĩ trái ngược với người khác nhưng bạn chọn cách âm thầm chấp nhận mà không lên tiếng thì bạn sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Cơ hội với mỗi người chỉ đến một lần. Chúng ta chỉ có thể thành công nếu là một người biết nắm bắt và lên tiếng đòi quyền lợi cho mình. Nếu chúng ta có tiếng nói, chúng ta sẽ được mọi người công nhận. Sự im lặng sẽ khiến bạn dần mất đi tự tin vào bản thân. Liệu bạn có thể theo đuổi lý tưởng nếu như luôn sợ sệt không dám bày tỏ chính kiến của mình? Dù ý kiến của bạn là đúng hay sai, nhưng nó thể hiện con người bạn và chúng ta không nên ngần ngại chứng tỏ khả năng của mình. Sự im lặng chỉ khiến cho bạn ngày càng nhu nhược, hèn nhát, yếu đuối, luôn bị người khác coi thường, luôn phải chịu những thiệt thòi, bất công. Vì vậy, hãy lên tiếng vì chính bạn!

Sự im lặng của con người đôi khi trở nên thật đáng sợ! Bạn im lặng khi thấy một hành động phi pháp? Bạn im lặng khi đi ngang qua một người gặp nạn? Bạn im lặng trong những cuộc tranh luận? Bạn im lặng trước những vấn đề nóng bỏng của xã hội? ... Cuộc sống như vậy chẳng phải thật nhạt nhẽo hay sao? Sự im lặng không chỉ khiến bạn mất đi tiếng nói mà còn khiến bạn trở nên bàng quan, vô cảm. Thật đáng buồn khi xã hội hiện nay con người thấy cái xấu cái ác mà không lên tiếng, thấy cái buồn cái khổ mà không hành động! Nếu ai cũng như vậy, xã hội của chúng ta sẽ thật xấu xí: mọi người chỉ nghĩ cho riêng mình, không ai biết sống vì tập thể, bàng quan trước cái xấu cái ác lộng hành. Như thế, chẳng những cuộc sống bạn bị ảnh hưởng mà nền văn minh nhân loại cũng không thể phát triển. Chính vì vậy, hãy lên tiếng, đừng để tiếng nói của bạn chìm nghỉm trong vô vọng. Nhờ lên tiếng, chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã kêu gọi được sự viện trợ quốc tế, sự đồng cảm của các dân tộc trên toàn thế giới trong cuộc hội nghị quốc tế. Nhờ lên tiếng, cô bé Malala Yousafzai đã trở thành người đạt giải Nobel trẻ tuổi nhất khi cô mới 17 tuổi. Malala Yousafzai đã dám đứng lên cất tiếng nói của mình để đòi quyền lợi cho con người, đặc biệt là người phụ nữ:

“Tôi cất to tiếng không phải để hét, mà để những ai không có tiếng nói có thể được nghe thấy.

Những người đã đấu tranh vì quyền của mình:

Quyền được sống trong hòa bình

Quyền được đối xử tôn trọng

Quyền bình đẳng về cơ hội

Quyền được hưởng giáo dục”

Như vậy, lên tiếng chính là một cách để chúng ta khẳng định giá trị của bản thân, thể hiện quyền bình đẳng và bảo vệ chính nghĩa. Có thể bạn sẽ cho rằng, khi lên tiếng, chúng ta sẽ không thể làm chủ được bản thân, gây ra những mâu thuẫn với người khác. Đúng vậy. Nhưng nếu bạn cứ im lặng thì liệu mâu thuẫn ấy có được giải quyết hay cứ để nó tồn tại âm thầm rồi một ngày nào đó sẽ bùng lên mạnh mẽ thành xung đột? Vì vậy, bạn phải lên tiếng mới có thể hoá giải được những hiểu lầm, mâu thuẫn. Tất nhiên, chúng ta cũng không lên bộc phát lên tiếng mà chưa suy nghĩ kĩ càng. Vì vậy, tuỳ hoàn cảnh, tình huống, hãy lựa chọn lên tiếng một cách khéo léo.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý trên đây để tự phát hiện và sửa lỗi, cụ thể:

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu cụ thể

Bố cục ba phần

- Mở bài: Đã giới thiệu được vấn đề cần thuyết phục chưa? 

- Thân bài: 

+ Đã giải thích được khái niệm thế nào là thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh chưa? Có chứng minh được hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay không? 

+ Đã nêu được những lý do để mọi người nên từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh chưa?

+ Có nêu được ý kiến phản biện vấn đề và liên hệ, phát biểu được suy nghĩ riêng của người viết không? 

+ Có đề xuất được cách khắc phục tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh không? 

- Kết bài: Có khái quát được ý nghĩa của vấn đề không?

Các lỗi còn mắc

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Đánh giá chung

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác