Soạn bài (Nói và nghe trang 113) Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Nói và nghe: Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa trang 113, 114, 115 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

1. Định hướng

a) Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá là trình bày, trao đổi bằng lời nói và các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có) về một lễ hội, phong tục, tập quán, di tích lịch sử, văn hoá,... ở một địa phương, dân tộc, quốc gia, thế giới. Qua đó, có thể cung cấp thông tin về địa chỉ văn hoá, quảng bá hoặc giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường hoạt động giao lưu, hội nhập quốc tế và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá của nhân loại.

b) Để thuyết trình về một địa chỉ văn hoá, các em cần: 

- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình.

- Xác định rõ đối tượng nghe thuyết trình (Người nghe là ai, đã có hiểu biết gì về địa chỉ văn hoá đó chưa, bao nhiêu người tham dự?).

- Xác định những thông tin quan trọng mà em mong muốn người nghe sẽ nắm bắt được về địa chỉ văn hoá ấy. Từ đó, nhấn mạnh những thông tin này trong lúc thuyết trình hoặc tìm kiếm các phương thức làm cho chúng trở nên nổi bật, gây ấn tượng với người nghe.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình về địa chỉ văn hoá.

- Xác định thời lượng, cách nói cho từng phần của bài thuyết trình vì người nghe thường không muốn nghe một bài nói quá dài cũng như nghe một giọng điệu lặp đi lặp lại.

- Khi tiến hành thuyết trình về một địa chỉ văn hoá, ngoài những điểm cần chuẩn bị nêu trên, cần lưu ý thêm các chi tiết sau:

+ Chọn trang phục phù hợp với vấn đề văn hoá được trình bày để tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người nghe và giúp em tự tin hơn.

+ Sử dụng các động tác hình thể khi thuyết trình: tư thế, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,... một cách phù hợp và có hiệu quả.

2. Thực hành

Bài tập (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

a) Chuẩn bị

- Đề 3: Hãy thuyết trình về di tích lịch sử văn hoá Hoàng Thành Thăng Long

- Tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh, thông tin về Hoàng Thành Thăng Long

b) Tìm ý và lập dàn ý 

* Tìm ý

- Vị trí Hoàng Thành

- Lịch sử Hoàng Thành

- Cấu trúc Hoàng Thành

- Giá trị Hoàng Thành

- Thăm quan Hoàng Thành

* Lập dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về Hoàng Thành Thăng Long

2. Nội dung chính

- Vị trí Hoàng Thành Thăng Long: Số 19C Hoàng Diệu, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội

-  Lịch sử Hoàng Thành Thăng Long

+ Giai đoạn tiền Thăng Long

+ Giai đoạn Lí-Trần

+ Giai đoạn Lê-Mạc

+ Giai đoạn từ Kinh thành Thăng Long sang tỉnh Hà Nội

+ Giai đoạn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn

- Cấu trúc Hoàng Thành Thăng Long

+ Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

+ Cột cờ Hà Nội

+ Đoan Môn

+ Điện Kính Thiên

+ Nhà D67

+ Hậu Lâu

+ Cửa Bắc

* Giá trị Hoàng Thành Thăng Long

- Di sản văn hoá thế giới

* Tham quan

c) Thực hành nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37).

* Bài nói mẫu tham khảo:

“Thăng Long - Hà Nội Đô Thành,

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ...”

Nếu có dịp giới thiệu với du khách về một di tích lịch sử văn hoá ở thủ đô Hà Nội, bạn sẽ giới thiệu địa điểm nào? Với tôi, tôi luôn tự hào mình là một người con thủ đô và yêu quý mảnh đất Thăng Long. Vì vậy, nhắc đến Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc đến Hoàng Thành Thăng Long – nơi đã in dấu những tháng năm lịch sử của Hà Thành.

Hoàng thành Thăng Long ) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, toạ lạc tại số 19C Hoàng Diệu, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.

Hoàng Thành bắt đầu được xây dựng từ thời tiền Thăng Long (thế kỉ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Năm 866, viên tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.

Năm 1010, tại kinh đô Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô để thiên đô về thành Đại La và đổi tên kinh thành này là Thăng Long. Lý Thái Tổ cùng các quần thần đã gấp rút xây dựng những công trình cơ bản của Kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành, vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua. Các thời sau đều theo cách ấy mà phân chia.

Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Kinh.

Đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ở Phú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. 

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Năm 1835, vì cho rằng thành Hà Nội cao hơn kinh thành Huế, Minh Mạng cho xén bớt 1 thước 8 tấc, thành Hà Nội chỉ còn cao chừng 5 m. Năm 1848, vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện thời nhà Hậu Lê còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đưa về Huế để trang trí các cung điện trong đó, chỉ còn sót lại rồng đá ở điện Kính Thiên…

          Các di tích của Hoàng Thành gồm: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Nhà D67, Hậu Lâu, Cửa Bắc. Trong đó, Điện Kính Thiên  là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của thành cổ Hà Nội. Điện Kính Thiên chiếm vị trí trung tâm của khu di tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột Cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ.

          Mặc dù đã có nhiều thay đổi về kiến trúc nhưng Hoàng Thành Thăng Long vẫn mang trong mình những dấu ấn đậm nét của văn hoá Việt Nam. Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động.

          Ngày nay, Hoàng Thành Thăng Long là một địa điểm tham quan nổi tiếng, được nhiều du khách ghé thăm. Thời gian mở cửa của di tích là:

- Sáng: 8h00 – 11h30;

- Chiều: 14h00 – 17h00

Giá vé tham quan để vào khu du tích là : 30.000đ/lượt

Để tham quan Hoàng Thành Thăng Long các bạn tới số 19C Hoàng Diệu là cổng chính dành cho du khách. Từ trung tâm Hà Nội bạn có thể dễ dàng đi đến khu di tích Hoàng Thành bằng các loại phương tiện như xe máy, xe đẹp, ô tô, xe bus… Nếu đi xe bus các bạn có thể bắt tuyến 22, chuyến xe này sẽ dừng ở điểm đỗ trước cửa của Hoàng Thành.

Tôi rất mong sẽ có dịp được cùng các bạn tham quan di tích Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng văn hoá của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37),

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác