Soạn bài Thị Mầu lên chùa (trang 79) - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Thị Mầu lên chùa trang 75, 76, 77, 78, 79 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Hình ảnh gợi cho em suy nghĩ Thị Mầu là một cô gái xinh đẹp, khéo léo, tài hoa.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” kể về cuộc đối thoại giữa Thị Mầu và sư thầy Tiểu Kính. Vì đem lòng say mê nhan sắc Tiểu Kính, Thị Mầu thường xuyên lên chùa để kiếm cớ được gặp gỡ và trò chuyện cùng Tiểu Kính. Đáp lại tình cảm của Thị Mầu, Tiểu Kính tỏ ra nghiêm túc, đối đáp bằng những lời dạy Đạo Phật.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Chỉ dẫn sân khấu: Thị Mầu (ra nói, đế, hát, xưng danh, hát ghẹo tiểu, nói, Tiểu Kinh bỏ chạy, nấp, xông ra, nắm tay tiểu kính, Tiểu Kính bỏ chạy, hát, hạ); Tiểu Kính (tụng kinh, ra, nói).
- Hành động: Thị Mầu (xông ra nắm tay chú tiểu); Tiểu Kính (giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh).
- Ngôn ngữ: Thị Mầu (lẳng lơ, ghẹo chú tiểu); Tiểu Kính (lúc nào cũng tụng kinh).
Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Người ta lên chùa vào ngày 14, 15, Thị Mầu lên từ 13
Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Thị Mầu nhấn mạnh “tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi! Chưa chồng đấy nhá!”
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Thị Mầu không quan tâm đến việc lễ Phật mà chỉ chú ý đến Tiểu Kính
- Ngôn ngữ: “Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?”
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
So sánh “Thầy như táo rụng sân đình / Em như gái rở đi rình của chua”
- Cây táo mọc ở đình thường cao, sau mùa xuân chín rụng, ít được chăm sóc nên thường có vị chua chát.
- Con người phụ nữ nghén, người đời gọi là “gái dở”, thường thèm của chua.
=> Nhằm nhấn mạnh khao khát muốn có được Tiểu Kính.
Câu 6 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Những câu hát trong phần này tập trung thể hiện nỗi lòng, niềm khát khao yêu đương, hạnh phúc của Thị Mầu nhưng lại bị chú tiểu ngó lơ, không quan tâm.
- Câu ca dao: so sánh hình dáng cây trúc với người phụ nữ Việt Nam, dù ở góc độ nào thì vẫn xinh. Còn câu "Trúc xinh [...] chẳng xinh!" lại thể hiện người phụ nữ sẽ đẹp hơn khi có đôi có cặp, còn khi đứng một mình thì không xinh.
Câu 7 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Chỉ dẫn sân khấu: Thị Mầu (ra nói, đế, hát, xưng danh, hát ghẹo tiểu, nói, Tiểu Kinh bỏ chạy, nấp, xông ra, nắm tay tiểu kính, Tiểu Kính bỏ chạy, hát, hạ); Tiểu Kính (tụng kinh, ra, nói).
=> Giúp người đọc dễ dàng hình dung hành động, giọng điệu của nhân vật
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Ngôn ngữ: lả lơi, nịnh hót: “Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?”
- Hành động: nắm tay tiểu kính, đòi quét chùa thay tiểu kính
- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự say mê, tình cảm tha thiết của Thị Mầu đối với Tiểu Kính
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Tiểu Kính là một người ngay thẳng, nhẫn nại, tin theo Phật pháp, giữ đạo
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Có đồng tình.
- Vì việc Thị Mầu có tình cảm với chú tiểu đã là một việc làm không phù hợp với đạo lý. Do đó, lời nói đế của dân gian như một cách để phê phán tình yêu say mê đến mù quáng của Thị Mầu.
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Thị Mầu trong “Quan Âm Thị Kính” là một cô gái xinh đẹp, lả lơi, quyến rũ. Dù biết Tiểu Kính là người đã xuất gia nhưng Thị Mầu luôn tìm cách để làm quen, để được gần gũi với chú tiểu. Mầu khen Tiểu Kính “đẹp như sao băng”, mời thầy tiểu ăn trầu, còn mình thì gõ mõ. Dù Tiểu Kính đã nhiều lần từ chối như Thị Mầu vẫn không bỏ cuộc mà vẫn luôn tìm cách để nói chuyện, liên tục gọi “thầy tiểu ơi” đầy dịu dàng, tha thiết. Qua đó, chúng ta có thể thấy Thị Mầu tuy lẳng lơ, không nghiêm túc nhưng lại là một người phụ nữ tự chủ trong tình yêu. Nàng bất chấp mọi lễ giáo phong kiến để theo đuổi hạnh phúc của cá nhân mình. Đó là thái độ sống mà ít người phụ nữ có được trong xã hội thời bấy giờ.
Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Hồn bướm mơ tiên – Khái Hưng
- Này em Thị Mầu – Ngân Vịnh
Để học tốt bài Thị Mầu lên chùa hay khác:
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều