Soạn bài Tỏ lòng (trang 59) - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tỏ lòng (Thuật hoài) trang 59, 60, 61 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

Đọc văn bản “Tỏ lòng” (trang 60-61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 10):

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Đáp án A

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Đáp án A

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Đáp án C

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Đáp án C

Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Đáp án D

Câu 6 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Nếu câu thơ mở đầu, Phạm Ngũ Lão khắc họa người tráng sĩ với tầm vóc sánh ngang vũ trụ thì trong câu thơ tiếp theo, ông đã vẽ lên cả một quân đội với khí thế ngút ngàn. Như vậy, vẻ đẹp sức mạnh của người tráng sĩ nhà Trần hài hòa lồng quyện trong sức mạnh, vẻ đẹp của cả một dân tộc. Đó cũng chính là tinh thần đoàn kết của quân và dân ta thời bấy giờ

Câu 7 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Nợ công danh ở đây muốn nới đến sự nghiệp giúp dân giúp nước, để lại danh tiếng ở đời. Tư tưởng nam nhi của Nho học coi công danh là món nợ phải trả, đòi hỏi người con trai phải lập được công trạng, không chấp nhận lối sống bé mọn.

Đối với tuổi trẻ ngày nay, nợ công danh vẫn có những ý nghĩa tích cực khi thôi thúc người đàn ông theo đuổi sự nghiệp lớn lao, cao cả, trở thành một người có ý thức trách nhiệm và đóng góp cho xã hội.

Câu 8 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Phạm Ngũ Lão nhắc đến Gia Cát Lượng - tấm gương của “chí nam nhi” với một nỗi “thẹn” của bản thân. Phạm Ngũ Lão lấy Vũ Hầu làm mẫu mực cho công danh sự nghiệp của mình, lấy làm thẹn khi chưa lập được công danh như Vũ Hầu. Đó là cái thẹn chứa đầy nhân cách cao cả. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão mang tầm vóc lớn lao, là nỗi thẹn tu thân với ý chí lập công sắt đá.

Câu 9 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Nếu hai câu thơ đầu khắc họa chân dung người tráng sĩ với tầm vóc vĩ đại, oai phong, lẫm liệt thì hai câu thơ cuối lại bộc lộ chí lớn và cái tâm cao cả của đấng nam nhi. Đó là khát vọng xây dựng sự nghiệp, lập công danh, cống hiến cho đất nước, xã hội. Người con trai khi chưa hoàn thành món nợ công danh thì chưa thể được xã hội công nhận như một đấng nam nhi đại trượng phu. Phạm Ngũ Lão nhắc đến Gia Cát Lượng - tấm lương của “chí nam nhi” với một nỗi “thẹn” của bản thân. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão mang tầm vóc lớn lao, là nỗi thẹn tu thân với ý chí lập công sắt đá.Câu thơ đã nâng cao nhân cách của Phạm Ngũ Lão, thể hiện lòng nung nấu khát vọng lập công, bày tỏ lòng tận trung với đất nước và khát vọng công hiến cả đời cho dân tộc.

Câu 10 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

Qua “Tỏ lòng”, Phạm Ngũ Lão đã mở ra một không gian vũ trụ bao la, rộng lớn. Trung tâm nổi bật của không gian ấy là hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong tư thế cầm ngang ngọn giáo đầy hiên ngang, hùng dũng, oai phong, lẫm liệt. “Ngọn giáo” cầm ngang ấy không chỉ đỏ chiều rộng của không gian vũ trụ mà còn là thước đo chiều dài của suốt thời kì dựng nước và giữ nước. Quân và dân ta đã bền bỉ không biết bao nhiêu năm chống lại những mũi nhọn của kẻ thù. Người tráng sĩ được nâng tầm sánh ngang với trời đất vũ trụ như một cách đề cao con người kháng chiến thời bấy giờ. Dù là chiến sĩ trên mặt trận hay người dân trên đất nước đều là những tráng sĩ đồng lòng, đồng cam cộng khổ chiến đấu vì tự do nước nhà.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác