Soạn bài Nhân hóa năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 56):

Phép nhân hóa trong khổ thơ:

- Ông trời mặc áo giáp đenra trận

- Cây mía múa gươm

- Kiến hành quân

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 57):

- Cách diễn đạt ở mục I.2 chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật.

- Cách diễn đạt ở mục I.1 có tính hình ảnh, bày tỏ thái độ tình cảm của người viết, làm cho các sự vật, sự việc được tả gần gũi hơn với con người.

Câu 1 + Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 57):

- Các sự vật được nhân hoá:

a. Miệng, tai, mắt ,chân, tay => Dùng từ ngữ dùng để gọi người.

b. Tre => Từ ngữ chỉ hành động, tính chất của người.

c. Trâu => Từ ngữ vốn xưng hô với người.

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 58):

- Các phép nhân hóa : Bến cảng...đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tất cả đều bận rộn

→ Gợi không khí lao động khẩn chương, tươi vui, phấn khởi của con người nơi bến cảng.

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 58):

Đoạn 1: Sử dụng nhân háo thể hiện được tình cảm tâm trạng của người lao động

Đoạn văn bài 2 miêu tả công việc bận rộn, tất bật của bến cảng nhưng không nhận thấy tình cảm gắn bó, tâm trạng lao động của người dân.

Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 58):

- Giống nhau: Đều tả cái chổi rơm.

- Khác nhau:

+ Cách 1: Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô. Đây là văn bản biểu cảm.

+ Cách 2: không dùng phép nhân hoá.=> là văn bản thuyết minh.

Bài 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 59):

a. Trò chuyện, xưng hô với núi như với người => giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.

b. Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của những con vật => Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh.

c. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật =>tạo hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ cho con người.

d. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật => gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù...

Xem thêm các bài soạn Nhân hóa hay, ngắn khác:

Bài giảng: Nhân hóa - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

2. Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:

   + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

   + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

   + Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học