5+ Soạn bài Buổi học cuối cùng (mới)
Buổi học cuối cùng - lớp 10 Chân trời sáng tạo
(Chân trời sáng tạo) Soạn bài Buổi học cuối cùng (ngắn nhất)
Buổi học cuối cùng - lớp 7 Cánh diều
Lưu trữ: Soạn bài Buổi học cuối cùng (sách Văn 6 cũ)
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 54):
- Hoàn cảnh: vùng An-dát của Pháp rơi vào tay Phổ năm 1870. Các trường học ở khu vực này bị buộc phải dạy và học bằng tiếng Đức.
- Địa điểm: Câu chuyện xảy ra ở một ngôi trường làng thuộc vùng An-dát nước Pháp.
- Tên truyện “Buổi học cuối cùng” gợi nên sự nuối tiếc, xót xa đây là buổi học tiếng Pháp - tiếng dân tộc cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 55):
- Truyện được kể theo lời của cậu bé Phrăng – ngôi thứ nhất
- Truyện có nhiều nhân vật: Thầy Ha-men, các bạn hs cùng lớp, cụ xã trưởng Hô-de...
- Hình ảnh thầy Ha-men gây cho người đọc ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 55):
- Chú bé Phrăng đã thấy những điều khác thường :
+ Sau xưởng cưa lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức.
+ Khung cảnh lớp học: Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật, lặng ngắt.
→ Báo hiệu một sự kiện quan trọng sắp diễn ra, vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức, tiếng Pháp sẽ không còn được dạy.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 55):
- Ý nghĩ, tâm trạng của Phrăng đối việc học tiếng Pháp.
+ Trước buổi học: định trốn học đi chơi, ham chơi, lười học.
+ Khi biết đó là buổi học cuối cùng: giận mình vì bỏ phí thời gian học tập.
+ Trong buổi học: xấu hổ khi không thuộc bài, lòng rầu rĩ, tự thấy hiểu bài hơn
+ Kết thúc buổi học : buồn bã, yêu tiếng Pháp.
=> Từ lơ là đến thiết tha lo lắng việc học; từ sợ hãi đến thân thiết, quý trọng thầy Ha-men.
Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 55):
- Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với HS: thật dịu dàng, kiên nhẫn.
- Lời nói tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới.
- Hành động, cử chỉ: quay về phía bảng, dằn mạnh viên phấn, viết thật to: "Nước Pháp muôn năm".
=> Cảm nghĩ: Thầy là một người yêu nghề dạy học, lòng yêu nước sâu sắc.
Câu 6 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 55):
Câu văn sử dụng so sánh:
- Tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
- ... chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
- Những tờ mẫu ... như những lá cờ nhỏ ...
Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm câu văn thêm sinh động hấp dẫn hơn.
Câu 7 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 55):
Ý nghĩa câu nói của thầy Ha-men: Nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đó linh hồn, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ được tiếng nói của mình, dân tộc đó còn có cơ hội giành được tự do.
Bài 1: HS kể tóm tắt văn bản
Câu chuyện kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân phổ chiếm đóng. Buổi học diễn ra với không khí khác lạ, trang nghiêm và đầy xúc động giữa thầy Ha-men và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng.
Bài 2: HS luyện viết đoạn văn
Gợi ý : Cần tập trung miêu tả những đặc điểm như:
- Thầy Ha-men: Trang phục, lời nói, thái độ, hành động...trong buổi học cuối cùng.
- Cậu bé Phrăng : Hành động, thái độ, suy nghĩ, tâm trạng...
(đảm bảo hình thức đoạn văn ngắn gọn chú ý nét tiêu biểu làm nổi bật tính cách của đối tượng)
Xem thêm các bài soạn Buổi học cuối cùng hay, ngắn khác:
Bài giảng: Buổi học cuối cùng - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
B. Tác giả
- An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp
- Tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Một thời niên thiếu, Những cuộc phiêu liêu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong…
C. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- In trong quyển 3, tuyển tập truyện ngắn chọn lọc “Những vì sao”
- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
b. Thể loại: Truyện ngắn
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả
d. Tóm tắt
Văn bản kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
e. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “vắng mặt con”): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường trước buổi học qua sự quan sát của Phrăng.
- Phần 2 (tiếp đó đến “nhớ mãi buổi học cuối cùng này”): Diễn biến buổi học cuối cùng và tâm trạng của mọi người
- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng
g. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
h. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Giá trị nội dung:
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
- Giá trị nghệ thuật:
+ Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng.
+ Ngôi kể thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, chân thực, hấp dẫn.
+ Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành, xúc động.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:
- Soạn bài Nhân hóa
- Soạn bài Phương pháp tả người
- Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ
- Soạn bài Ẩn dụ
- Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn 6
- Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 6 (siêu ngắn)
- Văn mẫu lớp 6
- Tác giả - Tác phẩm Văn 6
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 6
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 6
- Giải vở bài tập Ngữ văn 6
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều