5+ Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ (mới)
Đêm nay Bác không ngủ - lớp 6 Cánh diều
Lưu trữ: Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ (sách Văn 6 cũ)
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):
- Bài thơ kể chuyện một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác.
Tóm tắt : Trong một đêm khuya để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa Bác không ngủ mà ân cần săn sóc giấc ngủ cho từng anh đội viên. Bác còn lo lắng cho đoàn dân công phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng lạnh.
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):
- Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên.
- Cách miêu tả này có tác dụng :
+ Đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác: tạo lời kể mang tính chân thực, khách quan, giàu sức thuyết phục.
+ Đối với việc thể hiện tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ: Giúp nhân vật trực tiếp bộc lộ tấm lòng, tình cảm, cảm nghĩ của mình với Bác.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):
- Lần thứ nhất thức dậy : Ngạc nhiên, băn khoăn, trào dâng niềm yêu thương, cảm động
- Lần thứ ba thức dậy: Hốt hoảng, giật mình, cảm nhận được sự lo lắng vô hạn của bác đối với đoàn dân công .
- Bài thơ không kể lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì từ lần 1 đến lần 3, tâm trạng và cảm nghĩ của anh mới có sự biến đổi rõ rệt
- Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương mà vĩ đại
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):
Trong đoạn kết nhà thơ viết như vậy vì muốn cho mọi người hiểu rằng : Việc Bác không ngủ là lẽ thường tình, đây chỉ là một đêm trong nhiều đêm không ngủ của Bác bởi Bác là một vĩ lãnh tụ vĩ đại suốt đời hi sinh vì nước vì dân
Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):
Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, một khổ 5 dòng, mỗi dòng 5 chữ, gieo vần chân, rất thích hợp với cách kể chuyện của bài
Câu 6 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 67):
- Những từ láy: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng, mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, giật mình, nằng nặc…
- Giá trị biểu cảm của một số từ láy:
+ Phăng phắc: diễn tả trạng thái bất động, tập trung cao độ của Bác về điều suy nghĩ, lo lắng ở trong lòng.
+ Lồng lộng: gợi hình ảnh về con người to lớn về tầm vóc, nhân cách, tấm lòng cao cả.
Bài 1: HS thực hành đọc diễn cảm
Bài 2:
MB: Giới thiệu bối cảnh câu chuyện: Một đêm trong chiến dịch biên giới, Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại. Suốt đêm Bác không ngủ
TB: Kể lại diễn biến câu chuyện
+ Lần thức dậy thứ nhất: Bác chưa ngủ, thấy Bác đi dém chăn, anh đội viên trào dâng niềm thương cảm
+ Lần thức dậy thứ ba: Bác vẫn ngồi, anh đội viên hốt hoảng, lo lắng, mời Bác ngủ
+ Biết được nguyên nhân Bác thức, anh vui vẻ thức luôn cùng Bác
KB: Tình cảm của anh đội viên với Bác
Xem thêm các bài soạn Đêm nay Bác không ngủ hay, ngắn khác:
Bài giảng: Đêm nay Bác không ngủ - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
B. Tác giả
- Minh Huệ (1927-2003), tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái,
- Quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Ông làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Tác phẩm chính: Đêm nay Bác không ngủ, Đất chiến hào, Mùa xanh đến,…
C. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
b. Thể loại: Thơ 5 chữ
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
d. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “Lấy sức đâu mà đi”): Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên
- Phần 2 (tiếp đó đên “Anh thức luôn cùng Bác”): Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên
- Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ
e. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Giá trị nội dung:
Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ năm chữ, nhiều vần liền
+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
+ Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:
- Soạn bài Ẩn dụ
- Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả
- Soạn bài Lượm
- Soạn bài Mưa
- Soạn bài Hoán dụ
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn 6
- Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 6 (siêu ngắn)
- Văn mẫu lớp 6
- Tác giả - Tác phẩm Văn 6
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 6
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 6
- Giải vở bài tập Ngữ văn 6
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều