Soạn bài Hoán dụ năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 82):

- Áo nâu: người nông dân.

- Ao xanh: người công nhân.

- Nông thôn - thành thị: nơi người nông dân và công nhân sống.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 82):

- Áo nâu - nông thôn; áo xanh - thành thị → quan hệ gần gũi với nhau

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 82):

- Tăng tính hình ảnh, hàm súc cho câu văn (thơ), tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 1+ 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 83):

a. Bàn tay ta: bộ phận của con người được dùng thay cho người lao động.

=> Quan hệ: bộ phận - toàn thể.

b. Một, ba: số lượng cụ thể được dùng thay cho số ít và số nhiều.

=> Quan hệ cụ thể - trừu tượng.

c. Đổ máu: dấu hiệu của chiến tranh.

=> Quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật.

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 83):

- Các kiểu hoán dụ.

+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng.

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi - sự vật.

+ Lấy vật chứa đựng để gọi - vật bị chứa đựng.

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 84):

a) Làng xóm - nhân dân => vật chứa đựng - vật bị chứa đựng

b) Mười năm - thời gian ngắn, trước mắt

Trăm năm - thời gian dài, tương lai.

=> Cụ thể - trừu tượng

c) Áo chàm - người Việt Bắc => lấy dấu hiệu sự vật gọi sự vật

d) Trái Đất - nhân loại => vật chứa đựng - vật bị chứa đựng.

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 84):

- Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng

- Khác:

+ Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau

+ Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật là tưươg cận, gần gũi với nhau.

Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 84):

Luyện viết chính tả.

Xem thêm các bài soạn Hoán dụ hay, ngắn khác:

Bài giảng: Hoán dụ - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2. Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:

   + Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

Ví dụ:

Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống.

Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ - vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.

   + Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng

Ví dụ:

Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.

   + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Ví dụ:

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.

   + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Ví dụ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.


3. Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ:

Giống nhau

Đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên các sự vật, hiện tượng khác

Khác nhau

Ẩn dụ:Dựa vào mối quan hệ tương đồng, giống nhau

Hoán dụ:Dựa vào quan hệ tiệm cận, đi đôi. Cụ thể:

- Bộ phận – toàn thể

- Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng

- Dấu hiệu của sự vật – sự vật

- Cụ thể - trừu tượng

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học