Soạn bài Các thành phần chính của câu năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 92):

Các thánh phần câu đã học ở bậc Tiểu học :chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 92):

Chẳng bao lâu, tôi // đã trởthành một chàng dế thanh niên cường tráng.

TN   CN    VN

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 92):

- Thành phần bắt buộc : Chủ ngữ, vị ngữ.

- Thành phần không bắt buộc: Trạng ngữ

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 92):

- VN có khả năng kết hợp với phó từ chỉ quan hệ thời gian ở phía trước.

- Trả lời câu hỏi: Làm gì? làm sao? như thế nào?là gì?

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 92):

- VN có thể là từ hoặc cụm từ

- Thuộc động từ, tính từ, danh từ

- Thuộc cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ

- Mỗi câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 93):

- Quan hệ giữa CN và VN:Nêu tên sự vật, hiện tượng, thông báo về hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện t¬ượng.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 93):

- CN thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Con gì? cái gì?

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 93):

+ Tôi: đại từ

+ Chợ Năm Căn: Cụm DT

+ Tre, nứa, trúc, mai, vầu: các DT

+ Cây tre: Cụm DT

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 94):

a. - CN: tôi (đại từ); VN: đã trở thành (Cụm ĐT)

b. - CN: Đôi càng tôi (Cụm ĐT) ;VN: mẫm bóng (TT)

c. - CN: Những cái vúôt ở chân, ở khoeo (Cụm DT); VN: Cứ cứng dần(VN1), và nhọn hoắt (VN2) (Cụm TT)

d. - CN: tôi (Đại từ); VN: Co cẳng lên (VN1), đạp phanh phách (VN2) (Cụm ĐT)

e. - CN: những ngọn cỏ (Cụm DT); VN: Gãy rạp (Cụm ĐT)

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 94):

a. Bạn Lan viết thư¬ chúc Tết các chú bộ đội ở đảo Trường Sa.

b. Bạn Xuân luôn chan hoà với bạn bè trong lớp.

c. Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng.

Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 94):

a. Bạn Lan => ai?

b. Bạn Xuân => ai?

c. Dế Mèn => con gì?

Xem thêm các bài soạn Các thành phần chính của câu hay, ngắn khác:

Bài giảng: Các thành phần chính của câu - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

2. Một câu có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ:

a. Chủ ngữ

- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai?, Con gì?, Cái gì?

- Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

b. Vị ngữ

- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Làm sao?, Như thế nào?, Là gì?

- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học