5+ Soạn bài Cây tre Việt Nam (mới)

Cây tre Việt Nam - lớp 7 Cánh diều

Cây tre Việt Nam - lớp 6 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Cây tre Việt Nam (sách Văn 6 cũ)

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 99):

Đại ý : Sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Tương lai, tre sẽ mãi là người bạn đồng hành với dân tộc

- Bố cục: 4 đoạn.

+ Đ1: Từ đầu đến “nứa tre làm bạn”: Tre là bạn của nhân dân Việt Nam

+ Đ2: Tiếp ... "chí khí như người”: Vẻ đẹp của tre.

+ Đ3: Tiếp ... "cao vút mãi": Tre gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam.

+ Đ4: Còn lại: Tre là hình ảnh tượng trưng cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 99):

a. Trong đời sống lao động: Dựng nhà, dựng cửa , vỡ ruộng, khai hoang, tre là cánh tay, cối xay tre xay nắm thóc.

- Trong đời sống hằng ngày: Giang trẻ lạt, đánh chắt, đánh chuyền; chiếc điếu cày tre, suốt một đời người nằm trên giường tre...tre giúp cùng con người chiến đấu bảo vệ quê hương.

b. Giá trị phép nhân hóa: Ca ngợi công lao sự gắn bó của tre, làm tre trở nên gắn bó gần gũi với đời sống với con người.

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 99):

Vị trí của tre trong tương lai : Sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa, nhưng tre vẫn là bóng mát sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc là biểu tượng của dân tộc ta.

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 99):

- Vẻ đẹp và phẩm chất của tre: Măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn tre cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, tre thanh cao, giản dị, chí khí như người.

=> Vì sự gắn bó, gần gũi mật thiết giữa tre và con người. Vẻ đẹp phẩm chất của tre cũng là vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam vì vậy tre là biểu tượng cao quý của dân tộc Việt Nam.

- Hs thảo luận tìm một số câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện cổ tích nói về cây tre.

Ví dụ

+ Tre già măng mọc

+ Nòi tre đâu chịu mọc cong - Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Xem thêm các bài soạn Cây tre Việt Nam hay, ngắn khác:

Bài giảng: Cây tre Việt Nam - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, 

- Quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ra ở thành phố Nam Định

- Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim

C. Tác phẩm

2. Tác phẩm 

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài “Cây tre Việt Nam” sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

b. Thể loại:

c. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm. 

d. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “chí khí con người”): Giới thiệu chung về cây tre.

- Phần 2 (tiếp đó đến “tiếng hát giữ trời của trúc, của tre”): Sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu.

- Phần 3 (còn lại): Tre vẫn còn mãi với đất nước trong tương lai.

e. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung:

Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.

+ Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa.

+ Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học