Soạn bài Lượm năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 76):

- Bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua cuộc gặp gỡ tình cờ với tác giả trong những ngày Huế đổ máu và qua chuyến liên lạc cuối cùng của chú. Được kể bằng lời nhân vật người chú.

- Bố cục : 3phần

+ P1: Từ đầu đến cháu đi xa dần: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

+ P2: Từ cháu đi đường cháu đến hồn bay giữa đồng: Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

+ P3: Còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 76):

- Hình ảnh Lượm trong năm khổ thơ đầu:

+ Hình dáng: Loắt choắ => Nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch.

+ Trang phục: Cái xắc, ca lô

+ Cử chỉ: huýt sáo, cười híp mí => hồn nhiên, yêu đời.

+ Lời nói: Tự nhiên, chân thật.

=> Lượm là chú bé liên lạc hồn nhiên, nhanh nhẹn, đáng yêu, vui tươi và say mê với công tác kháng chiến.

- Các yếu tố nghệ thuật từ láy, vần nhịp, so sánh khắc họa rõ nét và sinh động hơn sự hồn nhiên, nhanh nhẹn, đáng yêu của Lượm.

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 76):

- Chuyến đi liên lạc cuối cùng khẩn cấp, khó khăn, gian khổ, đầy nguy hiểm

- Sự hi sinh thiêng liên cao cả như một thiên thần : nằm trên lúa, hồn bay...

- Hình ảnh Lượm gợi sự khâm phục, xót thương trong lòng người đọc

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 76):

- Tác giả đã gọi Lượm là : Lượm, cháu, chú đồng chí

- Tác dụng: giúp biểu thị thái độ, quan hệ tình cảm, cách nhìn của tác giả đối với Lượm.

+ Cháu: Tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt.

+ Chú đồng chí : sự trân trọng, thân tình coi Lượm như người bạn chiến đấu.

Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 76):

Sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu để nhằm khẳng định hình ảnh của Lượm còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

Bài 1: Hs học thuộc đoạn thơ theo yêu cầu.

Bài 2: Hs luyện viết đoạn văn

Gợi ý:

Lượm là một chú bé hồ nhiên, ngây thơ đáng yêu, tinh nghịch nhưng lại rất dũng cảm. Trong một lần làm nhiệm vụ, Lượm băng qua mặt trận trong khi mưa bom bão đạn cứ vùn vụt đầy nguy hiểm đang rình rập. Với sự nhỏ bé, nhanh nhẹn và dũng cảm của mình, Lượm không hề lùi bước, trải qua nhiều đoạn đường hiểm nguy cho đến khi có đạn nổ. Lượm ngã xuống cánh đồng lúa thơm mùi sữa. Dòng máu tươi đã chảy, Lượm nắm chặt bông lúa, hòa mình vào giữa đất trời quê hương. Lượm hi sinh nhưng hình ảnh em còn sống mãi trong lòng mọi người.

Xem thêm các bài soạn Lượm hay, ngắn khác:

Bài giảng: Lượm - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, 

- Quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế

- Ông vừa là nhà cách mạng vừa là nhà thơ lớn của thơ hiện đại Việt Nam

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

- Tác phẩm chính: Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa,.. 

C. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- In trong tập “Việt Bắc” 

- Bài “Lượm” được Tố Hữu sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

b. Thể thơ: 4 chữ

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

d. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu

- Phần 2 (7 khổ thơ tiếp theo): Sự hi sinh anh dũng của Lượm

- Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi cùng với đất nước

e. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung:

Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. 

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ bốn chữ

+ Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tảm, tự sự, biểu cảm

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học