Soạn bài Phương pháp tả người năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 59,60):

- Đọc kĩ các đoạn văn

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 61):

a. - Đoạn 1: Tả Dượng Hương Thư bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa...

- Đoạn 2: Tả Cai Tứ - Người đàn ông gian hùng, mặt vuông, má hóp, lông mày lổm nhổm, đôi mắt gian hùng, mồm toe toét, tối om, răng vàng hợm...

- Đoạn 3: Tả Quắm đen và Ông Cản Ngũ trong keo vật ở Đền Đô: Lăn xả, đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng, thần lực ghê gớm..

b.

- Đoạn 2: tập trung khắc họa chân dung nhân vật Cai Tứ. Yêu cầu: dùng ít động từ mà nhiều tính từ, danh từ.

- Đoạn 1,3: Tập trung miêu tả chân dung nhân vật kết hợp với hành động. Yêu cầu: dùng nhiều động từ, ít tính từ.

c. - Mở đoạn: Từ đầu đến “nổi lên ầm ầm” Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.

- Thân đoạn: Tiếp đến “sợi dây ngang bụng vậy” Diễn biến của keo vật

- Kết đoạn: Còn lại: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cãn Ngũ.

- Đặt nhan đề cho bài văn: “ Keo vật thách đấu”, “ Hội vật đền Đô năm ấy”...

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 62):

- Các chi tiết tiêu biểu

+ Tả em bé: Mắt đen lóng lánh, môi đỏ chon chót, hay cười toe toét, mũi tẹt, thỉnh thoảng thò lò, sịt sịt, nói ngọng...

+ Tả cụ già: Tóc trắng, da nhăn sạm, dáng vẻ đi đứng, mắt kém, nói năng,...

+ Tả cô giáo đang giảng bài : Giọng nói trong trẻo, cử chỉ nhẹ nhàng, ánh nhìn trìu mến, dáng đứng, ngồi, cách viết, hướng dẫn,...

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 62):

Mở bài: Giới thiệu về đối tượng định tả: em bé 4-5 tuổi. Em bé có quan hệ với em như thế nào? (Em ruột hay họ hàng, hàng xóm..)

Thân bài:

- Miêu tả khái quát: Tên, tuổi, giới tính của em bé.

   + Chiều cao, thân hình.

- Tả chi tiết:

   + Ngoại hình: Miêu tả gương mặt, dáng hình, ăn mặc

   + Hoạt động của em bé: Em bé thường hay hát, múa, thích được khen, hay cười hay nhõng nhẽo, thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà và thích nô đùa với em

Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của em với em bé.

Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 62):

Những từ có thể thêm vào chỗ chấm...

- Đỏ như: Tôm luộc, mặt trời, người say rượu...

- Trông không khác gì: thiên tướng, Võ Tòng, con gấu lớn, hộ pháp trong chùa…

Xem thêm các bài soạn Phương pháp tả người hay, ngắn khác:

Bài giảng: Phương pháp tả người - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Muốn tả người cần:

- Xác định đối tượng cần tả.

- Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.

- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

2. Lúc tả người, ta cần chú ý đến các chi tiết sau đây:

- Tả ngoại hình: mặt mũi chân tay, tóc tai, áo quần, tuổi tác, v.v...

- Ngôn ngữ, cử chỉ, thói quen,...

- Tính tình, sở thích,...

- Tâm lí, tư tưởng, tình cảm, việc làm, hành động,...

- Mối quan hệ và tình cảm của người viết bài miêu tả với con người được miêu tả như thế nào.

3. Bố cục bài văn tả người gồm ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu người được tả

- Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,..)

- Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học