Soạn bài Ẩn dụ năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 68):

- Cụm từ Người Cha chỉ Bác Hồ Vì Bác với người cha có những phẩm chất giống nhau(tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo với các con.)

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 68):

- Giống: Cùng dựa trên những nét tương đồng giữa hai đối tượng.

- Khác: So sánh thường có đầy đủ 2 vế, còn cách nói này chỉ có một vế (sự vật dùng để so sánh) ẩn đi sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh.

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 68):

- "Thắp" → sự nở hoa (giống nhau cách thể hiện)

- "Lửa hồng" → màu đỏ (hình thức giống nhau)

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 69):

- Nắng giòn tan: cách ví von kì lạ "Giòn tan" là âm thanh, đối tượng của thính giác(tai) lại được dùng cho đối tượng của thị giác (mắt). → ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 69):

- Có các kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức

+ Ẩn dụ cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 69):

- Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí trí.

- Cách 2: Dùng phép so sánh, tác dụng định danh lại.

- Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, có tác dụng hình tượng hoá.

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 69):

a. ăn quả : nét tương đồng về cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động.

+ Kẻ trồng cây : người lao động tạo ra thành quả → tương đồng về phẩm chất.

b. Mực, đen : cái xấu (tương đồng về phẩm chất)

+ đèn , sáng : cái tốt, cái hay

c. thuyền : người đi xa

+ bến : người ở lại ( tương đồng về phẩm chất ).

d. mặt trời : Bác (tương đồng về phẩm chất).

Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 70):

Hình ảnh chuyền đổi cảm giác

a. Mùi hồi chín chảy qua mặt.

b. Ánh nắng chảy đầy vai

c. Tiếng rơi rất mỏng

d. Ướt tiếng cười của bố.

=> thể hiện sự cảm nhận tinh tế của người viết, làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn.

Bài 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 70):

- Luyện viết chính tả

Xem thêm các bài soạn Ẩn dụ hay, ngắn khác:

Bài giảng: Ẩn dụ - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/ hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

2. Có tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ thường gặp đó là:

a.Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)

Ví dụ:

Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.

b. Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

c. Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)

Ví dụ:

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.

4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).

Ví dụ:

Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào

Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học