Soạn bài Buổi học cuối cùng (trang 21, 22, 23, 24, 25, 26) - Ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Buổi học cuối cùng trang 21, 22, 23, 24, 25, 26 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Thông tin về nhà văn An-phông-xơ Đô-đê: sinh năm 1940 tại Nime (Pháp) và mất năm 1987. Ông là một nhà văn Pháp và là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Ông viết nhiều tiểu thuyết thiên về hồi ký của thời niên thiếu đau khổ hay những đề tài về xã hội nước Pháp dân chủ thay thế chế độ quân chủ.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: 

- Văn bản “Buổi học cuối cùng” kể về   không khí của buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp của lớp học do thầy Ha-men đứng lớp mang theo những cảm xúc tiếc nuối, sót xa của cả thầy và trò. Qua đó, thể hiện tình yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc, yêu việc dạy học của một người trí thức.

Soạn bài Buổi học cuối cùng | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Tác dụng của ngôi kể thức nhất: miêu tả một cách chân thực, thể hiện cảm xúc rõ nét nhất mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Từ sự khác thường của buổi học, ta có thể dự đoán được có lẽ là có điều không hay sắp xảy ra.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- thầy giáo của chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

- Lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng

- ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.

- Ai nấy đều có vẻ buồn rầu, và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sớm mép, để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang sách.

- Ha-men nói với giọng nói dịu dàng và trang trọng.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Thầy Ha-men nói như vậy bởi đây là buổi cuối cùng học tiếng Pháp, sẽ chẳng còn buổi ngày mai hay hôm sau để học nữa, nên sự trách mắng đó cũng sẽ biến mất.

Câu 6 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Dòng chữ gợi cho em suy nghĩ về việc gìn giữ nét văn hóa truyền thống dân tộc. Bất kì một dân tộc nào, khi bị đô hộ bởi một nước khác, họ vẫn giữ được tiếng nói, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của dân tộc mình – đó là một điều đáng quý và thiêng liêng. Bởi nó chứng tỏ họ vẫn là dân tộc đó, vẫn là người nước đó, chủ có thể đổi nhưng đất nước đó thì không, mãi mãi tồn tại với những giá trị văn hóa riêng. Nó sẽ trở thành động lực, vũ khí để các dân tộc tiến lên, giải phóng cho chính mình. 

Câu 7 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Băn khoăn của cậu bé Phrăng vừa hài hước vừa sót xa. Chim bồ câu chỉ có một tiếng gáy và nó sẽ chẳng thay đổi. Nhưng qua cái nhìn của trẻ thơ, cậu đang nghĩ không biết có khi nào mọi thứ sẽ đều mang theo tiếng Đức không từ ngôn ngữ của con người đến loài vật. Điều đó thể hiện một sự sót xa trước sự mất dần của ngôn ngữ dân tộc.

Câu 8 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Thầy Ha-men đứng dậy trên bụcm người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.

- Thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu.

- Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Nhan đề Buổi học cuối cùng có thể hiểu để ám chỉ buổi học cuối cùng tiếng Pháp của một lớp học thuộc vùng bị quân Phổ chiếm đóng.

- Người kể chuyện là cậu bé Frăng – một học sinh của lớp học.

- Tác dụng của ngôi kể: miêu tả một cách chân thực, thể hiện cảm xúc rõ nét nhất mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc hoạ từ những phương diện:

- Ăn mặc

+ mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.

- Lời nói

+ thầy nói với giọng dịu dàng và trang trọng

+ thầy nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất.

- Cử chỉ

+ Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy.

+ Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hét sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

+ Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

→ Như một bài học, một triết lí cuối cùng mà người thầy muốn gửi gắm đến học sinh của mình với hy vọng họ có thể gìn giữ được tiếng mẹ đẻ, tiếp tục kế thừa và phát huy ngôn ngữ dân tộc. Nắm được nó trong tay chính là nắm được vận mệnh dân tộc trong tay.

- Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hét sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

→ Chi tiết trên cho ta thấy lí tưởng, khát vọng độc lập tự do cùng tinh thần yêu nước, yêu ngôn ngữ của dân tộc mình. Cảm xúc đó dường như không thể diễn tả thành lời bởi cảm xúc đã lên đến đỉnh điểm của một người trí thức yêu đất nước, văn hóa và yêu nghề dạy học tha thiết.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa thành công về nhân vật thầy Ha-men. Đó là người yêu đất nước Pháp, yêu ngôn ngữ và yêu nghề dạy học bằng cả trái tim mình. Trước giờ phút chia tay, chia tay những học sinh yêu quý, những ngày tháng dạy học bằng cả đam mê, nhiệt huyết, thầy Ha-men dường như không nỡ, không muốn, nhưng lại không thể làm gì. Đặc biệt chi tiết viết dòng chữ trên bảng như một lần nữa khẳng định lòng yêu nước tuyệt đối của một người thầy giáo. Đồng thời, hình ảnh thầy Ha-men cũng là đại diện cho biết bao con người thuộc tầng lớp trí thức trẻ lúc bấy giờ.

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Câu chuyện là khung cảnh của một buổi học cuối cùng của một lớp học vùng bị chiếm đóng đầy sót xa, tiếc nuối của những người trong cuộc. Nổi bật trên đó là lòng yêu nước, yêu văn hóa dân tộc của một người thầy giáo đầy tâm huyết với nghề. Nó để lại trong em biết bao cảm xúc mà đặc biệt nó góp phần xây dựng, bồi dưỡng lòng yêu nước cho em. Bởi qua bài đọc, em hiểu rằng ta có thể mất độc lập, tự do nhưng ngôn ngữ, tiếng nói thì không thể. Nó là văn hóa, truyền thống, bản sắc gốc rễ của cả một dân tộc, chúng ta phải lưu giữ, kế thừa và phát huy nó. Vận mệnh dân tộc thay đổi, nhưng văn hóa truyền thống là bất biến, trường tồn cùng dân tộc. Độc lập có thể lấy lại được nhưng nếu mất đi tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình thì chứng tỏ ta đã hoàn toàn mất nước. Hơn nữa, các giá trị văn hóa truyền thống luôn là một nguồn lực đấu tranh to lớn để mỗi dân tộc đứng lên để tự giải phóng mình. Câu chuyện trên đã giúp em nhận ra điều đó, nó khiến em xem xét lại bản thân mình, thêm yêu ngôn ngữ, tiếng nói và văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong truyện em thích nhất là nhân vật thầy giáo Ha-men. Bởi thầy là đại diện cho tầng lớp trí thức Pháp yêu nước,  yêu văn hóa và yêu nghề lúc bấy giờ. Dù hoàn cảnh lịch sử rối ren, đất nước bị chiếm đóng và bọn giặc đang muốn đồng hóa dân tộc này bằng cách dạy tiếng Đức thay vì tiếng Pháp. Chính vào khoảnh khắc này, buổi học tiếng Pháp cuối cùng ấy, người thầy giáo yêu nước ấy đã dạy cho học trò của mình bài học cuối cùng, bài học về tình yêu nước, giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc với cảm xúc ngậm ngùi, đầy tiếc nuối. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác