Soạn bài Đọc hiểu văn bản (trang 119, 120 - Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 7) - Ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1: Đọc hiểu văn bản trang 119, 120 lớp 7 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Loại

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản đã học

Văn bản văn học

-Truyện ngắn

-Thơ

- Truyện khoa học viễn tưởng

- Buổi học cuối cùng

- Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa

- Bạch tuộc, Chất làm gỉ, Nhật trình Sol 6, Một trăm dặm dưới mặt đất.

Văn bản nghị luận

- Phân tích

- Bình luận

- Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

- Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”

Văn bản thông tin

- Thuyết minh

- Ca Huế

- Hội thi thổi cơm

Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 ):

Loại

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản đã học

Văn bản văn học

- Mẹ (Đỗ Trung Lai)

- Ông đồ (Vũ Đình Liêm)

- Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

- Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi)

- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)

- Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ)

- Chất làm gỉ (Rây Brét-bơ-ry)


- Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ.

- Nỗi tiếc nuối, buồn thương của tác giải chô một giá trị văn hóa đang dần mai một

- Những kỉ niệm về bà của người cháu qua âm thanh tiếng gà trưa

- Câu chuyện về nhân vật Võ Tòng – một người bất hạnh nhưng có tấm lòng đáng quý

- Những cảm xúc bùi ngùi, tiếc nuối của người thầy trí thức, học trò và dân làng trong buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

- Cuộc chạm trán không cân sức giữa những người trên tàu Nau-ti-lúc với bạch tuộc không lồ

- Câu chuyện kể về ý tưởng tạo ra chất làm gỉ thể hiện mong ước hòa bình thế giới của nhân vật viên trung sĩ trẻ.

Văn bản nghị luận

- Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng)

- Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc)

- Phân tích vẻ đẹp, điểm độc đáo về thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”.

- Những nét độc đáo về nội dung và hình thức trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Văn bản thông tin

- Ca Huế (Theo dsvh.gov.vn)

- Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn)

- Giới thiệu về ca Huế - một hình thức nghệ thuật văn hóa truyền thống không thể thiếu ở Việt Nam.

- Giới thiệu về sự khác biệt trong quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm ở một vài địa điểm khác nhau.

Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

* Những lưu ý về cách đọc thơ:

- Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Tìm hiểu thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ.

- Chú ý đến tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ.

* Những lưu ý về cách đọc truyện

- Xác định thể loại của truyện 

- Chú ý đến cốt truyện, nhân vật, sự việc, không gian, thời gian của truyện

- Chú ý cách kể chuyện, miêu tả của tác giả

- Ý nghĩa của truyện.

Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập 1, tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em là bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bởi qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm bà cháu thắm thiết, sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho con cháu. Điều đó khiến em cảm động và nhờ vào tác phẩm, em càng yêu thương, quý trọng những ngày tháng được ở bên chăm sóc, hiếu thảo với bà của mình hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác