5+ Soạn bài Bài ca ngất ngưởng (mới)

Bài ca ngất ngưởng - lớp 11 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Bài ca ngất ngưởng (sách Văn 11 cũ)

A. Soạn bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Từ ngất ngưởng sử dụng 4 lần

- Ngất ngưởng: thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngã.→ tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.

=> Đây là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Nguyễn Công Trứ luôn có thái độ tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân nên dù biết nhập thế làm quan như một trói buộc, nhưng ông vẫn làm vì đó là điều kiện, phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Ông cho mình là ngất ngưởng vì ông ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình

- Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình:

+ Ở chốn quan trường: Giỏi văn chương; Tài dùng binh, khoe danh vị hơn người

+ Trong cách sống: Sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần và ngất ngưởng

=> Khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, đứng vị trí đầu tiên về cách sống ngất ngưởng

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- HS đọc diễn cảm bài hát nói

- Nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật:

+ Thơ Đường luật:có quy tắc rất nghiêm ngặt về số câu chữ, niêm, luật, vận, đối...

+ Hát nói cũng có quy định về số câu, về cách chia khổ, tuy nhiên người viết có thẻ tự do linh hoạt phá cách

=> Ý nghĩa: khẳng định dấu ấn cá nhân

Luyện tập (trang 39 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Khác biệt ngôn ngữ:

+ Bài ca ngất ngưởng: Phóng khoáng, tự do, ngạo nghễ

+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn: nhẹ nhàng, tinh tế, mang ý vị thiền

Xem thêm các bài soạn Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay, ngắn khác:

Bài giảng: Bài ca ngất ngưởng - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858)

- Quê quán: Hà Tĩnh

- Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến chính trị, quân sự. Thế nhưng con đường làm quan lại trắc trở, gập ghềnh, thăng giáng thất thường

- Là người ưa tự do, phóng túng, có cá tính có bản lĩnh, ngông ngạo

- Là người yêu nước thương dân có nhiều đóng góp cho đất nước

- Phong cách nghệ thuật: 

 + tập trung vào ba chủ đề chính: chí nam nhi, triết lí sống nhàn, thế thái nhân tình đen bạc

   + Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đưa hát nói trở thành thể loại văn học dân tộc

- Tác phẩm chính: 

   + các sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm với nhiều thể loại thơ, phú, câu đối, hát nói

   + riêng thơ Đường luật có khoảng 150 bài

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

 + Bài thơ được viết sau năm 1848, khi tác giả cáo quan về ở ẩn.

- Thể loại: Hát nói

- Bố cục: 

+ Phần 1 (6 câu đầu): Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

+ Phần 2 (12 câu tiếp): Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ

+ Phần 3 (còn lại) : Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch

-   Giá trị nội dung: 

 + Bài thơ khẳng định ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.

-   Giá trị nghệ thuật: 

 + Cách gieo vần, các câu thơ thuần Hán , thuần Việt được đan cài vào nhau tạo nên nhịp điệu câu thơ

+ Số âm tiết qua cách nói cách hát thể hiện sự phóng khoáng của cá nhân, nghệ thuật điệp từ

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học