Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) ngắn nhất

A. Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố thực người đi trên bãi cát: tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường sự nghiệp đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn, mù mịt mà kẻ sĩ như Cao Bá Quát phải dấn thân để mưu cầu công danh.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Các câu thơ liên kết nội dung với nhau:

- “Không học …lội suối, giận khôn vơi!”: sử dụng điển tích, tác giả giận mình vì không có khả năng như Hạ Hầu Ấn có thể nhắm mắt mà vẫn bước đều khi leo suối, lội nước => oán giận con đường công danh

- “Xưa nay… đường đời”: sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời, danh lợi khiến con người “tất tả”

=> sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với danh lợi, ông không muốn sa vào con đường ấy, nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi khác cho mình

- “Đầu gió … tỉnh bao người”: chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như thưởng thức rượu ngon, làm say người, ít ai có thể tránh được sự cám dỗ. => ông nhận ra sự cám dỗ của danh lợi đối với con người

=> Tác giả khuyên cần thoát khỏi con u mê danh lợi

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tâm trạng buồn bã, chán nản, mệt mỏi, băn khoăn, bế tắc của lữ khách

- Tầm tư tưởng: tác giả nhận ra ra sự cám dỗ công danh và tính chất vô nghĩa của lối khoa cử đương thời nhưng cũng vẫn đang bước trên con đường ấy => Tâm trạng băn khoăn, day dứt, bế tắc, bước trên con đường công danh thì mù mịt

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Nhịp điệu ngắt linh hoạt, khi thì 2/3, 4/3…, thay đổi dựa vào độ dài ngắn của câu thơ diễn tả thành công sự gập ghềnh trắc trở mà người lữ khách phải đối mặt

Luyện tập (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Cao Bá Quát khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn bởi sau rất nhiểu những trắc trở chông gai trên con đường danh lợi, ông nhận ra những trái ngang và áp bức của triều đình phong kiến với nhân dân

Xem thêm các bài soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay, ngắn khác:

Bài giảng: Bài ca ngắn đi trên cát - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Cao Bá Quát (1809-1855)

- Quê quán: Tỉnh Bắc Ninh, nay là Hà Nội 

- Thời đại Cao Bá Quát sống có hai điểm nổi bật:

   + sấm sét của phong trào nông dân khởi nghĩa liên tục nổ ra làm rung chuyển chiếc ngai vàng phong kiến

   + chế độ phong kiến khủng hoảng, suy thoái

 điều này khiến những kẻ sĩ như ông vừa thấy nhục nhã, vừa thấy bế tắc

- Cao Bá Quát không chỉ là người văn hay chữ tốt, tài cao chí lớn mà tư tưởng hết sức tự do phóng túng, tính cách ngang tàng, khí phách hiên ngang.

- Các tác phẩm chính: có khỏang 1400 bài thơ, hơn 200 bài văn xuôi và một số bài phú, hát nói.

- Phong cách nghệ thuật: 

  + thơ ông phong phú về nội dung, cảm hứng thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương xứ sở đặc biệt bộc lộ thái độ bất hòa sâu sắc, phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ đương thời.

 + thơ Cao Bá Quát mới mẻ, phóng khoáng, tự nhiên rất được người đời ngưỡng mộ.

- Tác phẩm chính: có khỏang 1400 bài thơ, hơn 200 bài văn xuôi và một số bài phú, hát nói

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

+ Bài thơ có thể được sáng tác trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.

- Thể loại: Thể hành

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 

+ Phần 1 (4 câu đầu) : Hình ảnh người đi trên bãi cát

+ Phần 2 (6 câu tiếp): Tâm sự và tâm trạng của người đi trên bãi cát

+ Phần 3 (còn lại): Khúc hát đường cùng

-   Giá trị nội dung: 

 Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống

-   Giá trị nghệ thuật: 

 Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học