Soạn bài Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) ngắn nhất

A. Soạn bài Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:

+ Lũ trẻ lơ xơ chạy

+ Đàn chim dáo dác bay.

+ Bến Ghé tan bọt nước.

+ Đồng Nai nhuốm màu mây.

=> Nhà thơ sử dụng hình ảnh chân thực để ghi lại bức tranh hiện thực vừa đột ngột, bàng hoàng, vừa thê thảm, tan tác lại vừa mất mát đau thương của cảnh chạy giặc

Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tâm trạng của tác giả: Đau xót khi nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng

- Thái độ của tác giả: Căm thù giặc giá tiếp, luôn mong cầu có người hiền giúp nước

Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

- SD câu hỏi tu từ đầy nhức nhối: Tác giả bộc lộ thái độ mỉa mai, chất vấn đối với triều đình phong kiến

- Qua đó, thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân,lo cho cảnh ngộ nhân dân của tác giả

Xem thêm các bài soạn Chạy giặc hay, ngắn khác:

B. Tác giả

- Tên: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888),

- Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).

- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát

- Phong cách nghệ thuật:

 + Đậm sắc thái Nam Bộ

 + Thể hiện lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân

- Tác phẩm chính: 

- Cuộc đời sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược:

 + Ở giai đoạn đầu, ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ- Hà Mậu.

 + Giai đoạn sau: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp,...

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

 + Hiện nay, chưa thấy tài liệu nào nói rõ thời điểm ra đời của bài thơ Chạy giặc.

 + Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17/2/1859).

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 

- Bố cục: 

 + Sáu câu đầu: Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược

 + Hai câu cuối: Tâm trạng, thái độ của tác giả

-   Giá trị nội dung: 

 + “Chạy giặc” đã tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát.

 + Bài thơ còn thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ. Đó là những giây phút đau thương trước cảnh nước mất nhà tan. Ông đã lên tiếng kêu gọi những người có trách nhiệm đứng lên đánh giặc cứu nước và thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt.

-   Giá trị nghệ thuật: 

 + Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối

 + Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm

 + Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học