Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn ngắn nhất

A. Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Bầu trời cảnh Bụt: Bầu trời chỉ không gian bao trùm cảnh Hương Sơn; cảnh Bụt – cảnh tôn giáo đẹp đẽ, thoát tục, gần với cõi tiên.

+ Câu thơ gợi cảm hứng, ý vị thiền cho cả bài thơ

+ Không khí tâm lính thể hiện tập trung ở câu thơ thứ 1, 5, 6, 9, 10, 17

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa: Thiên nhiên là cõi lung linh đẹp đẽ để con người nương náu, tẩy rửa bụi trần, lánh xa thị phi ngang trái chốn trần thế

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Nghệ thuật tả cảnh:

+ Không gian: mang đậm màu sắc Phật giáo, tâm linh

+ Màu sắc: màu sắc chủ đạo là trắng thanh khiết của trời, mây, nước cùng sự long lạnh rực sáng của đá

+ Âm thanh: lấy động tả tĩnh

Xem thêm các bài soạn Bài ca phong cảnh Hương Sơn hay, ngắn khác:

B. Tác giả

- Tên  Chu Mạnh Trinh (1682 – 1905)

- Quê quán: làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu ( nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

- Ông đỗ tiến sĩ năm 1892.

- Ông là một người tài hoa, không chỉ có tài làm thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc. Ông đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.
 
- Thể loại: Hát nói

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 

+ Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn

+ Mười câu giữa: tả cảnh Hương Sơn

+ Năm câu cuối: suy niệm của tác giả

-   Giá trị nội dung: 

 + Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.

-   Giá trị nghệ thuật:

+ Từ ngữ có giá trị tạo hình cao

+ Giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau

+ Ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học