Soạn bài Chiếu cầu hiền ngắn nhất

A. Soạn bài Chiếu cầu hiền (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bài chiếu gồm 3 phần:

+Phần 1: “Từng nghe.....người hiền vậy”: Quy luật xử thế của người hiền và mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử

+Phần 2: “Trước đây thời thế....của trẫm hay sao?” :Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

+Phần 3: “Chiếu này ban xuống….Mọi người đều biết" :Con đường để hiền tài cống hiến cho đất nước

Nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”: mong muốn chiêu mộ hiền tài

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Bài viết hướng đến sĩ phu Bắc Hà

+ Các luận điểm đưa ra:

- Trách nhiệm của hiền tài là giúp đỡ thiên tử

- Đưa ra cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà trong thời bình vẫn chưa ai tìm đến

- Phân tích tình hình đất nước và khẳng định tình hình hiện tại hiền tài phải ra phục vụ hết mình cho triều đại mới

⇒ Luận điểm đưa ra phù hợp với đối tượng

+ Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, thuyết phục, thấu tình đạt lí

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Vua Quang Trung có tư tưởng đúng đắn

+ Tình cảm: Quang Trung là vị vua yêu nước thương dân, có tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ.

Xem thêm các bài soạn Chiếu cầu hiền hay, ngắn khác:

Bài giảng: Chiếu cầu hiền - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Ngô Thì Nhậm (1746- 1803), hiệu là Hi Doãn

- Quê quán: Trấn Sơn Nam, nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội

- Ông từng đỗ Tiến sĩ làm quan cho nhà Lê- Trịnh, sau đi theo phong trào Tây Sơn và có nhiều đóng góp tích cực. Nhiều văn kiện giấy tờ Tây Sơn do ông soạn thảo

- Ông là người có tài năng và ý chí lớn

- Các tác phẩm chính:

   + về văn: Kim mã hành dư (Lúc làm việc công nhàn rỗi), Hàn các anh hoa (Tinh hoa nơi gác văn), Bang giao hảo thoại (Lời hay trong các bang giao)

   + về thơ: Yên Đài thu vịnh (Vịnh cảnh thu nơi Yên Đài), Cúc hoa bách vịnh (Trăm vần thơ vịnh hoa cúc)

   + ông còn là tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí

- Đặc điểm sáng tác: ông là cây đại bút về văn chính luận

2. Tác phẩm 

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

+ Bài chiếu được viết vào khoảng những năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê- Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn

- Thể loại: Chiếu

- Tóm tắt 

“Chiếu cầu hiền” được Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 - 1789. Đầu tiên, tác giả đã nêu ra quan điểm hiền tài giống như sứ giả của thiên tử. Nhưng trong hoàn cảnh đất nước khó khăn lúc bấy giờ, các sĩ phu Bắc Hà hoặc là mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng “trốn tránh việc đời”. Hoặc là ra làm quan thì sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng” hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”. Thậm chí có kẻ “ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời”. Từ đó vua Quang Trung đưa ra tư tưởng dân chủ tiến bộ, chính sách cầu hiền đúng đắn.

- Bố cục: 

+ Phần 1 (từ đầu đến ý trời sinh ra người hiền vậy) :mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử.

+ Phần 2 (tiếp đến buổi ban đầu trẫm hay sao?): cách ứng xử của hiền tài khi Tây Sơn ra bắc diệt Trịnh.

+ Phần 3 (còn lại): đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

- Ngôi kể Thứ nhất

-  Giá trị nội dung: 

 + Bài chiếu là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

-  Giá trị nghệ thuật: 

 + Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục, đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả với sự nghiệp xây dựng đất nước

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học