Soạn bài Bài ca ngất ngưởng (Ngắn nhất)



Soạn bài Bài ca ngất ngưởng sách mới lớp 11 ngắn nhất. Mời các bạn đón đọc:

Bài ca ngất ngưởng - lớp 11 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Bài ca ngất ngưởng (sách Văn 11 cũ)

I. Về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

   Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

   Nguyễn Công Trứ học hành cần cù, say mê. Đến năm 1819, ông thi đỗ Giải Nguyên và được bổ làm quan. Bằng cuộc đời của chính bản thân, ông đã chứng tỏ mình là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. Nhưng con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ lại không bằng phẳng. Ông được thăng chức và giáng chức thất thường.

   Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông là hát nói. Đây là thể loại khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

2. Bài ca ngất ngưởng là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Trứ. Tác phẩm được sáng tác năm 1848 và được làm theo thể ca trù. Bài thơ đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.

II. Hướng dẫn soạn bài

Bố cục

- Phần 1 (6 câu đầu): Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

- Phần 2 (12 câu tiếp): Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ

- Phần 3 (còn lại) : Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong bài thơ, ngoài nhan đề, tác giả có tới bốn lần sử dụng từ ngất ngưởng.

   - Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng, và phong cách ngạo nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ.

   - Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.

   - Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ, ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, đi hát ả đào, ... và tự đánh giá cao các việc làm ấy.

   - Từ ngất ngưởng cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nguyễn Công Trứ biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan bởi đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. Do đó, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, cách sống tự do, phóng khoáng của chính mình.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tư đánh giá về bản thân. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính. Con người Nguyễn Công Trứ hiện lên qua hình ảnh ngất ngưởng: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

So với các bài thơ Đường luật gò bó, hát nói có sự linh hoạt hơn rất nhiều. Hát nói quy định về số câu, cách chia khổ nhưng người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, về cách gieo vần, nhịp điệu,... Sự phóng khoáng của thể thơ rất thích hợp với việc truyền tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.

III. Luyện tập

(trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo anh (chị) ...

Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công trứ và Bài phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh:

   - Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ: phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ...

   - Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thẫm đấm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Bài giảng: Bài ca ngất ngưởng - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 cực ngắn, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học