Cho hai tiếp tuyến MA và MB của đường tròn (O). Gọi N là điểm sao cho MANB là một hình bình hành

Bài 11 trang 73 sách bài tập Toán 9 Tập 2: Cho hai tiếp tuyến MA và MB của đường tròn (O). Gọi N là điểm sao cho MANB là một hình bình hành.

a) Giả sử N không nằm trên (O), NA và NB cắt (O) lần lượt tại D và C.

– Chứng minh rằng ABC là tam giác cân tại đỉnh A.

– Chứng minh rằng hai cung BC và AD có số đo bằng nhau.

b) Giả sử N nằm trên (O).

– Chứng minh rằng MAB là tam giác đều.

– Tính độ dài cung AB và diện tích của hình quạt tròn ứng với cung AB, biết rằng đường tròn (O) có bán kính bằng 6 cm.

Lời giải:

a) Ta có hình vẽ:

Cho hai tiếp tuyến MA và MB của đường tròn (O). Gọi N là điểm sao cho MANB là một hình bình hành

Gọi giao điểm của AO và BN là E.

MA là tiếp tuyến của O tại A nên MA ⊥ OA hay MA ⊥ AE.

Mà BC // MA (do MANB là hình bình hành) nên OE ⊥ BC.

Vì OB = OC nên tam giác OBC cân tại O.

OE là đường cao của tam giác OBC nên đồng thời là đường trung trực của BC.

Mà A nằm trên OE nên AB = AC hay tam giác ABC cân tại A (đpcm).

Tương tự ta thấy tam giác BAD cân tại B do BA = BD.

Hai góc ADB và ACB là hai góc nội tiếp đường tròn (O) cùng chắn cung nhỏ AB nên ADB^=ACB^

Hai tam giác cân ABC và BAD có hai góc ở đáy bằng nhau nên hai góc ở đỉnh cũng bằng nhau, suy ra BAC^=ABD^

Vì BAC^ là góc nội tiếp và BOC là góc ở tâm cùng chắn cung BC của đường tròn (O) Nên sđBC=sđBOC^=2sđBAC^

Tương tự ta được sđAD=sđAOD^=2sđABD^

BAC^=ABD^ nên sđBC=sđAD (đpcm).

b) Ta có hình vẽ:

Cho hai tiếp tuyến MA và MB của đường tròn (O). Gọi N là điểm sao cho MANB là một hình bình hành

MA và MB là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại M nên MA = MB.

Hình bình hành AMBN có hai cạnh kề nhau bằng nhau nên là hình thoi.

Suy ra AN = BN = MB = AM.

MA là tiếp tuyến của (O) tại A nên MA ⊥ OA.

Mà AM // BN nên OA ⊥ BN hay OE ⊥ BN.

Vì OB = BN nên tam giác OBN cân tại O.

Do đó đường cao OE của tam giác OBN đồng thời là đường trung trực của BN.

Mà A nằm trên OE nên AB = AN.

Mà AN = BN,  nên AB = AN = BN = MB = AM.

Suy ra ABN và MAB là hai tam giác đều. (đpcm)

Tam giác ANB là tam giác đều nên ANB^=60°

Vì ANB^ là góc nội tiếp chắn cung nhỏ AB của đường tròn (O) nên ta có:

sđAB=2sđANB^=2.60°=120°

Độ dài cung AB là: n180πR=120180π.6=4π (cm)

Diện tích hình quạt tròn ứng với cung AB là:

n360πR2=120360π.62=12π(cm2)

Vậy độ dài cung AB là 4π cm và diện tích hình quạt tròn ứng với cung AB là 12π cm2.

Lời giải SBT Toán 9 Bài tập ôn tập cuối năm hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác