Trắc nghiệm Địa Lí thi tốt nghiệp THPT 2024 theo chuyên đề (có đáp án)
Tài liệu tổng hợp 1000 câu trắc nghiệm môn Địa Lí năm 2024 được biên soạn theo 28 chuyên đề có trong đề thi THPT Quốc gia môn Địa Lí giúp bạn giành kết quả cao trong bài thi môn Địa hơn.
- Trắc nghiệm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga
- Trắc nghiệm Nhật Bản và các quốc gia/vùng lãnh thổ khác
- Trắc nghiệm Địa lí Đông Nam Á và ASEAN
- Trắc nghiệm Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập
- Trắc nghiệm Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Trắc nghiệm Đất nước nhiều đồi núi
- Trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Trắc nghiệm Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Trắc nghiệm Lao động và việc làm
- Trắc nghiệm Đô thị hóa
- Trắc nghiệm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Trắc nghiệm Địa lí ngành nông nghiệp
- Trắc nghiệm Địa lí ngành công nghiệp
- Trắc nghiệm Địa lí ngành dịch vụ
- Trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Trắc nghiệm Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Trắc nghiệm Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Trắc nghiệm Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Trắc nghiệm Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Trắc nghiệm Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Trắc nghiệm Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông, các đảo, quần đảo
- Trắc nghiệm Các vùng kinh tế trọng điểm
- Trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - Vị trí địa lí
- Trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - Đặc điểm dân cư, đô thị hóa
- Trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - Địa lí ngành nông nghiệp
- Trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - Địa lí ngành công nghiệp
- Trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - Địa lí ngành dịch vụ
- Trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - Địa lí các vùng kinh tế
- Trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - Cửa khẩu, Vườn Quốc gia, Cảng biển
- Trắc nghiệm Bảng, biểu đồ, bảng số liệu: Chọn dạng biểu đồ
- Trắc nghiệm Bảng, biểu đồ, bảng số liệu: Nhận xét bảng số liệu
- Trắc nghiệm Bảng, biểu đồ, bảng số liệu: Nhận xét biểu đồ
Trắc nghiệm Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập
Câu 1 :(THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình xuất khẩu của nước ta từ sau Đổi mới đến nay?
A. Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng qua các năm.
B. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản là các thị trường lớn.
C. Kim ngạch xuất khẩu luôn luôn cao hơn nhập khẩu.
D. Thị trường được mở rộng và đa dạng hóa.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/8, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2 :(THPT Trần Hưng Đạo – TP. Hồ Chí Minh 2016 L1 – MĐ 136). Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, lĩnh vực nào được đổi mới đầu tiên?
A. Công nghiệp. B. Dịch vụ. C. Nông nghiệp. D. Thương mại
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/7, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3 : (Liên Trường THPT – Nghệ An 2018 L1 – MĐ 301). Việt Nam không tham gia vào tổ chức nào sau đây?
A. ASEAN. B. WTO. C. OPEC D. APEC
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/9, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4 : (THPT Liễn Sơn – 2018 L1 – MĐ 132). Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là:
A. Lào B. Bru-nây C. Việt Nam D. Mi- an- ma
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/9, địa lí 12 cơ bản
Câu 5 : (THPT Trần Hưng Đạo – TP. Hồ Chí Minh 2016 L2 – MĐ 140). Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới?
A. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia.
B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/11, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6 : (THPT Sào Nam – Quảng Nam 2017 – MĐ 104). Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta được manh nha từ năm:
A. 1987 B. 1979 C. 1986 D. 1976
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/7, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7 : (THPT Sào Nam – Quảng Nam 2017 – MĐ 104). Công cuộc đổi mới tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta cao nhất (9,5 %) vào năm:
A. 1992 B. 1993 C. 1995 D. 1999
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/8, địa lí 12 cơ bản.
Câu 8 : (THPT Sào Nam – Quảng Nam 2017 – MĐ 104). Chính sách nào không phải là đường lối đổi mới nước ta sau đại hội Đảng lần thứ VI:
A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường, đinh hướng XHCN
C. Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước
D. Xây dựng nền kinh tế quan liêu bao cấp
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/7, địa lí 12 cơ bản.
Câu 9 : (THPT Sào Nam – Quảng Nam 2017 – MĐ 104). Kết quả lớn nhất đạt được trên lĩnh vực hội nhập mở cửa của nước ta thể hiện:
A. Du lịch phát triển mạnh
B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều
C. Xuất khẩu lao động ngày càng tăng
D. Thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/7-8, địa lí 12 cơ bản
Câu 10 : (THPT Sào Nam – Quảng Nam 2017 – MĐ 104). Định hướng quan trọng nhất để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập là:
A.Tăng cường đầu tư, hợp tác với nước ngoài
B. Đẩy mạnh tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
C. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa
D. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/11, địa lí 12 cơ bản
Câu 11 : (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp 2018 L4 – MĐ 132). Hiện nay Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản:
A. cà phê, cao su, hồ tiêu. B. cao su, chè, hồ tiêu.
C. cà phê, cao su, chè. D. cà phê, chè, hồ tiêu.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/10, địa lí 12 cơ bản
Câu 12 : (THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương 2018). Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta:
A. Phát triển khoa học - kĩ thuật - công nghệ ; giáo dục và đào tạo
B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng, coi đó là khâu then chốt
C. Phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
D. Gia nhập APEC và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/9, địa lí 12 cơ bản
Câu 13 : (THPT Nguyễn Cảnh Chân – Nghệ An 2018 L2). Việt Nam gia nhập ASEAN năm nào?
A. 1995. B. 1997. C. 1967. D. 1999.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/9, địa lí 12 cơ bản.
Câu 14 : (THPT Đô Lương 2 – Nghệ An 2018 L2 – MĐ 101). Sau Đổi mới, thị trường buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng:
A. tăng mạnh thi trường Đông Nam Á.
B. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu.
C. đa dạng hóa, đa phương hóa.
D. tiếp cận với thị trường Châu Phi, Châu Mĩ.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/9, địa lí 12 cơ bản
Câu 15 : (THPT Nguyễn Thị Giang – Vĩnh Phúc 2018 L1 – MĐ 132). Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới vào năm nào?
A. 2000 B. 2002 C. 2005 D. 2007
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/9, địa lí 12 cơ bản.
Trắc nghiệm Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Câu 1 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 301). Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta được xem như phần lãnh thổ trên đất liền?
A. Nội thủy.
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. Lãnh hải.
D. Thềm lục địa.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/15, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 302). Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiến nhiên nước ta mang tính chất
A. nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. cận xích đạo gió mùa.
C. cận nhiệt đới gió mùa.
D. ôn đới gió mùa.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3 :(THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Nước ta nằm ở
A. trung tâm của bán đảo Đông Dương.
B. vùng không có các thiên tai: bão, lũ lụt.
C. trong vùng cận nhiệt đới bán cầu Bắc.
D. khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/13, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 304). Do nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên lãnh thổ nước ta có
A. hoạt động của gió mùa.
B. tổng lượng mưa lớn.
C. nền nhiệt độ cao.
D. ảnh hưởng của biển.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5 : (THPT QG 2017 – Đề tham khảo – MĐ 003). Nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới là do
A. có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, cửa sông.
B. nằm trong vùng nội chí tuyến có nền nhiệt độ cao.
C. gần ngã tư đường hàng không, hàng hải quốc tế.
D. ở nơi giao thoa giữa các nền văn minh khác nhau
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 302). Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?
A. Ở trung tâm bán đảo Đông Dương.
B. Tiếp giáp với Biển Đông.
C. Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.
D. Trong vùng nhiều thiên tai.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/13, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 303). Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A. tổng bức xạ trong năm lớn.
B. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
C. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
D. nền nhiệt độ cả nước cao.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.
Câu 8 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 304). Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có
A. sông ngòi dày đặc.
B. địa hình đa dạng.
C. khoáng sản phong phú.
D. tổng bức xạ lớn.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.
Câu 9 : (THPT QG 2018 – Đề tham khảo – MĐ 001). Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta ở phía trong đường cơ sở?
A. Lãnh hải.
B. Nội thủy.
C. Vùng đặc quyền về kinh tế.
D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/15, địa lí 12 cơ bản.
Câu 10 : (THPT QG 2019 – Đề chính thức – MĐ 301). Nước ta có vị trí:
A. Bán cầu Nam
B. Vùng ngoại chí tuyến.
C. Bán cầu Tây.
D. Vùng nội chí tuyến.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.
Câu 11 : (THPT QG 2019 – Đề minh họa – MĐ 001). Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các
A. hải đảo.
B. đảo ven bờ.
C. đảo xa bờ.
D. quần đảo.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/13, địa lí 12 cơ bản
Câu 12 : (THPT QG 2019 – Đề minh họa – MĐ 001). Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có
A. hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm.
B. gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông.
C. tổng lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.
D. một mùa có mưa nhiều và một mùa mưa ít.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.
Câu 13 : (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu L4 2018). Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan ở vùng:
A. lãnh hải B. tiếp giáp lãnh hải
C. nội thuỷ D. đặc quyền kinh tế
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/15, địa lí 12 cơ bản.
Câu 14 : (THPT Sào Nam – Quảng Nam 2017). Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa do yếu tố nào quyết định:
A. Vị trí địa lí B. Hình dạng lãnh thổ
C. Quá trình hình thành lãnh thổ D. Do sự phân hóa địa hình
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/16, địa lí 12 cơ bản.
Câu 15 : (THPT Nguyễn Trung Trực – An Giang 2017). Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí:
A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. B. Nằm ở bán cầu Bắc.
C. Nằm ở bán cầu Đông. D. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/16, địa lí 12 cơ bản
Trắc nghiệm Đất nước nhiều đồi núi
Câu 1 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 301). Các dãy núi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng chính là:
A. tây - đông.
B. bắc - nam.
C. tây nam - đông bắc.
D. tây bắc - đông nam.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 302). Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là
A. bắc - nam.
B. tây nam - đông bắc.
C. tây bắc - đông nam.
D. tây - đông.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Hướng chính của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. vòng cung.
B. tây bắc - đông nam.
C. tây - đông.
D. bắc - nam.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Khu vực đồi núi của nước ta không phải là nơi có
A. địa hình dốc, bị chia cắt mạnh.
B. nhiều hẻm vực, lắm sông suối.
C. hạn hán, ngập lụt thường xuyên.
D. xói mòn và trượt lở đất nhiều.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 304). Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?
A. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Hầu hết là địa hình núi cao.
C. Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.
D. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 304). Mặc dù nước ta có 3/4 (ba phần tư) diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhưng tính chất nhiệt đới vẫn được bảo toàn, nguyên nhân là do
A. chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc.
B. chịu tác động của gió mùa Tây Nam.
C. địa hình phân hóa đa dạng.
D. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7 : (THPT QG 2019 – Đề chính thức – MĐ 301). Phát biểu nào sau đây đúng về vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta?
A. Có các cao nguyen badan xếp tầng
B. Có nhiều núi cao hàng đầu cả nước
C. Hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam
D. Gồm nhiều dãy núi chạy song song
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/32, địa lí 12 cơ bản.
Câu 8 : (THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh 2018 L1 – MĐ 101). Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:
A. núi cao. B. đồi núi thấp.
C. đồng bằng. D. núi trung bình.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.
Câu 9 : (THPT Nguyễn Thị Giang – Vĩnh Phúc 2018 – MĐ 132). Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của vùng núi nào nước ta?
A. Vùng bán bình nguyên. B. Vùng đồi trung du
C. Dãy núi vùng Đông Bắc D. Dãy núi vùng Tây Bắc.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.
Câu 10 : (THPT Lương Thế Vinh – Hà Nôi 2018 – MĐ 132). Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở:
A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Bắc Trung Bộ.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/32, địa lí 12 cơ bản.
Câu 11 : (Liên Trường THPT – Nghệ An 2018 – MĐ 301). Đây không phải là hạn chế của vùng đồi núi nước ta?
A. Xói mòn, rửa trôi. B. Địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh.
C. Ngập lụt. D. Lở đất, lũ quét.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.
Câu 12 : (THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh 2017 – MĐ 253). Sự khác nhau rõ nét về địa hình giữa sườn đông và sườn tây của dãy Trường Sơn Nam là:
A. Địa hình cao hơn phía đông cao hơn phía tây
B. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên
C. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét
D. Địa hình của sườn đông thoải, phía tây dốc
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/32, địa lí 12 cơ bản.
Câu 13 : (THPT Liễn Sơn – 2017 L1 – MĐ 132). Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình vùng núi nước ta?
A. Tây Bắc là khu vực núi cao đồ sộ bậc nhất nước ta.
B. Trường Sơn Nam gồm khối núi và cao nguyên.
C. Đông Bắc là vùng núi thấp, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. Trường Sơn Bắc là các dãy núi song song, so le nhau, cao hai đầu thấp ở giữa.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.
Câu 14 : (THPT Liễn Sơn – 2017 L1 – MĐ 132). Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
C. có nhiều khối núi cao đồ sộ.
D. nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.
Câu 15 : (THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc 2018 – MĐ 101). Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là:
A. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
B. đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m.
C. các dãy núi chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
D. đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều