Bài tập trắc nghiệm Nhận xét bảng số liệu có đáp án
Câu 1 : (THPT QG 2019 – Đề chính thức – MĐ 301). Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số năm 2017 của một số quốc gia?
A. Cam-pu-chia cao hơn Ma-lai-xi-a.
B. Phi-lip-pin cao hơn Cam-pu-chia
C. In-đô-nê-xi-a cao hơn Phi-lip-pin
D. Ma-lai-xi-a cao hơn In-đô-nê-xi-a
Đáp án: B
Hướng dẫn: Mật độ dân số của In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin lần lượt là: 138, 88, 96, 350 người/km2. Như vậy, chỉ có câu B. Phi-lip-pin cao hơn Cam-pu-chia là đúng.
Câu 2 : (THPT QG 2019 – Đề chính thức – MĐ 301).
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm:
A. Lúa đông xuân giảm, lúa hè thu tăng.
B. Lúa đông xuân tăng chậm hơn lúa mùa.
C. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm.
D. Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Diệc tích lúa đông xuân tăng (tăng 174,4 nghìn ha), lúa hè thu tăng (tăng 384,8 nghìn ha) và diện tích lúa mùa giảm (giảm 72,2 nghìn ha). Như vậy, chỉ có ý C. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm là đúng.
Câu 3 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 301). Cho bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Xin-ga-po, giai đoạn 2010 - 2015?
A. Giá trị xuất siêu năm 2012 lớn hơn năm 2015.
B. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu.
C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.
D. Giá trị xuất siêu năm 2014 nhỏ hơn năm 2010.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Cả giai đoạn 2010 – 2015 Xin-ga-po đều xuất siêu ⇒ Ý B đúng.
Câu 4 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 302). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015?
A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu.
B. Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014.
C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.
D. Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Cả giai đoạn 2010 – 2015 Phi-lip-pin đều nhập siêu ⇒ Ý C đúng.
Câu 5 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 303). Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015?
A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu.
B. Giá trị xuất siêu năm 2014 lớn hơn năm 2010.
C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.
D. Giá trị xuất siêu năm 2012 nhỏ hơn năm 2015.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Cả giai đoạn 2010 – 2015, Ma-lai-xi-a đều xuất siêu ⇒ Ý A đúng.
Câu 6 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 304). Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015?
A. Giá trị nhập siêu năm 2012 lớn hơn năm 2014.
B. Giá trị xuất siêu năm 2010 lớn hơn năm 2015.
C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.
D. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Các năm nhập siệu là: 2012 (-3,7 tỉ USD), 2014 (-7 tỉ USD).
- Các năm xuất siêu là: 2010 (14,3 tỉ USD), 2015 (2,1 tỉ USD).
Như vậy, giá trị xuất siêu năm 2010 lớn hơn năm 2015 ⇒ Ý B đúng. Các ý A, C, D đều sai.
Câu 7 : (THPT QG 2018 – Đề minh họa – MĐ 001). Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015?
A. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. B. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng.
C. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. D. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu giảm.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục qua các năm và tăng thêm 89780 triệu USD.
- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục qua các năm và tăng thêm 80937,3 triệu USD.
Như vậy, giá trị xuất – nhập khẩu đều tăng liên tục qua các năm ⇒ Ý B đúng.
Câu 8 : (THPT QG 2017 – Đề minh họa – MĐ 001). Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số lượng bò giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, giai đoạn 2005 - 2014?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh hơn Tây Nguyên.
B. Tây Nguyên lớn hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên tăng ít hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn Tây Nguyên.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Số lượng đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ đều lớn hơn Tây Nguyên.
- Số lượng đàn bò Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng ( 26,9 nghìn con) nhưng không ổn định.
- Số lượng đàn bò Tây Nguyên tăng (56,8 nghìn con) nhưng không ổn định.
⇒ Chỉ có nhận xét D. Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn Tây Nguyên là đúng.
Câu 9 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 302). Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?
A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội nhỏ hơn TP. Hồ Chí Minh.
B. Số tháng có nhiệt độ trên 200C ở TP. Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội.
C. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chi Minh.
D. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Biên độ nhiệt của Hà Nội (12,50C) và biên độ nhiệt của TP. Hồ Chí Minh (3,20C) ⇒ Ý A sai.
Câu 10 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 302). Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn 2005 - 2014?
A. Khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng.
B. Nuôi trồng tăng nhiều hơn khai thác.
C. Khai thác luôn lớn hơn nuôi trồng.
D. Khai thác và nuôi trồng tăng đều nhau.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Thủy sản nuôi trồng tăng liên tục và tăng thêm 1933,9 nghìn tấn.
- Thủy sản khai thác tăng liên tục và tăng thêm 932,5 nghìn tấn.
Như vậy, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh và lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác ⇒ Ý B đúng.
Câu 11 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ mưa của Huế và TP. Hồ Chí Minh?
A. Tháng có mưa lớn nhất ở Huế là tháng X, ở TP. Hồ Chí Minh tháng IX.
B. Tháng có mưa nhỏ nhất ở Huế là tháng III, ở TP. Hồ Chí Minh tháng II.
C. Lượng mưa của tháng mưa lớn nhất ở Huế gấp hai lần TP. Hồ Chí Minh.
D. Mùa mưa ở Huế từ tháng VIII - I, ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng V - XI.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Tháng có mưa lớn nhất ở Huế là tháng X, ở TP. Hồ Chí Minh tháng IX.
- Tháng có mưa nhỏ nhất ở Huế là tháng III, ở TP. Hồ Chí Minh tháng II.
- Lượng mưa của tháng mưa lớn nhất ở Huế gấp 2,4 lần TP. Hồ Chí Minh ⇒ C sai.
- Mùa mưa ở Huế từ tháng VIII - I, ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng V - XI.
Câu 12 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng của các sản phẩm công nghiệp nước ta, giai đoạn 2010-2014?
A. Dầu thô giảm, than sạch tăng.
B. Điện tăng nhanh hơn dầu thô.
C. Dầu thô tăng, điện giảm.
D. Than sạch, đầu thô và điện đều tăng.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: than giảm, dầu và điện tăng (điện tăng nhanh hơn dầu – 154% so với 115,8%) ⇒ Ý B đúng.
Câu 13 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và Huế?
A. Cả hai địa điểm đều có nhiệt độ cao nhất vào tháng VII.
B. Nhiệt độ trung bình tháng vn ở Hà Nội thấp hơn Huế.
C. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Huế cao hơn Hà Nội.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội thấp hơn Huế.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội thấp hơn Huế do Hà Nội nằm ở vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt trung bình các tháng mùa đông hạ thấp dưới 180C ⇒ Nhiệt độ trung bình năm thấp. Trong khi đó Huế không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (khi gió thổi đến khu vực này chỉ còn dạng thời tiết se lạnh) ⇒ Nền nhiệt độ trung bình năm cao hơn.
Câu 14 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 304). Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tồng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010-2014?
A. Kinh tế Nhà nước nhỏ hơn Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế Nhà nước tăng nhanh hơn Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Kinh tế ngoài Nhà nước tăng chậm hơn Kinh tế Nhà nước.
D. Tổng sản phẩm trong nước giữa các thành phần kinh tế tăng không đều.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy tổng sản phẩm trong nước giữa các thành phần kinh tế đều tăng lên nhưng khác nhau (Nhà nước tăng 132060 tỉ đồng, ngoài Nhà nước tăng 248811 tỉ đồng và có vốn đầu tư nước ngoài tăng 115474 tỉ đồng) ⇒ D đúng.
Câu 15 : (THPT Liễn Sơn – 2018 L1 – MĐ 209). Bảng số liệu sau:
Từ bảng số liệu, nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi.
B. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới.
C. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất.
D. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Các nước có tỉ lệ biết chữ cao hơn mức trung bình thế giới là: Nam Phi và An-giê-ri.
- Các nước có tỉ lệ biết chữ thấp hơn mức trung bình thế giới là: Ăng-gô-la, Xu-đăng và U-gan-đa.
Như vậy, tỉ lệ biết chữ các quốc gia châu Phi có sự chênh lệch nhau. Trong đó, Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất và Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất ⇒ B sai và A, C, D đúng.
Câu 16 : (THPT Nguyễn Trãi – 2018 MĐ 003). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây là chính xác về GDP của LB Nga?
A. tăng liên tục. B. giảm liên tục.
C. tăng không đều. D. giảm đến năm 2000 sau đó tăng liên tục.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: GDP của Liên Bang Nga nhìn chung tăng lên nhưng không ổn định. Giai đoạn 1991 – 2000 giảm và sau năm 2000 là tăng liên tục ⇒ D đúng và A, B, C sai.
Câu 17 : (THPT Nguyễn Trãi – 2018 MĐ 003). Cho bảng số liệu:
Căn cứ bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về hoạt động du lịch ở Đông Nam Á so với Đông Á và Tây Nam Á?
A. Bình quân chi tiêu mỗi lượt khách ở Tây Nam Á cao nhất.
B. Số lượt khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á nhiều hơn khu vực Đông Á và Tây Nam Á.
C. Tổng chi tiêu của khách du lịch khu vực Đông Á lớn hơn khu vực Đông Nam Á.
D. Hoạt động du lịch ở Đông Nam Á năm 2003 phát triển mạnh nhất so với Đông Á và Tây Nam Á.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Khách du lịch đến Đông Á đông nhất, tiếp đến là Tây Nam Á và Đông Nam Á ⇒ B, D sai.
- Chi tiêu khách du lịch Đông Á lớn nhất, tiếp đến là Tây Nam Á và Đông Nam Á ⇒ C đúng.
- Bình quân chi tiêu mỗi lượt khách ở Đông Á cao nhất ⇒ A sai.
Câu 18 : (THPT Đô Lương 2 – Nghệ An 2018 L2 – MĐ 101). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985- 2013?
A. Diện tích cao su Đông Nam Á tăng liên tục.
B. Diện tích cao su của Đông Nam Á tăng nhanh hơn diện tích cao su của thế giới.
C. Tốc độ tăng diện tích cao su của Đông Nam Á chậm hơn của thế giới.
D. Diện tích cao su của thế giới tăng mạnh.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Diện tích cao su của Đông Nam Á tăng liên tục và tăng chậm hơn diện tích cao su của thế giới (264,7% so với 284,7%) ⇒ C, D, A đúng và B sai.
Câu 19 : (THPT Hoàng Mai 2 – Nghệ An 2017 – MĐ 132). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tăng nhanh nhất là cà phê, sau đó đến chè, cao su tăng chậm nhất.
B. Tăng chậm nhất là cao su, sau đó đến cà phê, chè tăng nhanh nhất.
C. Tăng nhanh nhất là cao su, sau đó đến chè, cà phê tăng chậm nhất.
D. Tăng chậm nhất là chè, sau đó đến cà phê, cao su tăng nhanh nhất.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Diện tích chè, cao su và cà phê đều tăng qua các năm. Trong đó cà phê tăng chậm nhất (113,3%), tiếp đến là chè (148%) và cao su tăng nhanh nhất (232,7%) ⇒ A, B, D sai và C đúng.
Câu 20 : (THPT Hoàng Mai 2 – Nghệ An 2017 – MĐ 132). Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2005 và 2013?
A. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực ngoài nhà nước.
B. Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước.
C. Tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực nhà nước.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Nhà nước giảm, Ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng ⇒ A, B, C đúng và D sai.
Câu 21 : (THPT Nguyễn Văn Trỗi – Tây Ninh 2017). Cho bảng số liệu:
Nhận xét rút ra từ bảng trên là tốc độ gia tăng dân số ở nước ta:
A. Không lớn. B. Khá ổn định.
C. Ngày càng giảm. D. Tăng giảm không đều.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ lệ tăng dân số nước ta ngày càng giảm và giảm liên tục qua các năm ⇒ C đúng và A, B, D sai.
Câu 22 : (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp 2018 L4 – MĐ 132). Cho bảng số liệu sau:
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân thành thị tăng, dân nông thôn tăng nhanh hơn.
B. Số dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.
C. Dân số có sự chuyển dịch từ nông thôn sang thành thị.
D. Dân nông thôn chiếm tỉ trọng cao hơn thành thị.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Số dân thành thị và số dân nông thôn đều tăng liên tục qua các năm ⇒ B đúng.
Câu 23 : (THPT Nguyễn Cảnh Chân – Nghệ An 2018 L2). Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích cây công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2005 - 2015?
A. Diện tích cây lâu năm tăng 1,8 lần.
B. Diện tích cây hàng năm giảm liên tục.
C. Diện tích cây lâu năm không ổn định.
D. Diện tích cây lâu năm lớn hơn cây hàng năm.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Diện tích cây hàng năm giảm liên tục qua các năm ⇒ B đúng.
- Diện tích cây lâu năm lớn hơn cây hàng năm và có xu hướng tăng lên nhưng không ổn định ⇒ C, D đúng. Diện tích cây lâu năm tăng gấp 1,32 lần so với năm 2005 ⇒ A sai.
Câu 24 : (THPT Nguyễn Cảnh Chân – Nghệ An 2018 L2). Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Dân số Nhật Bản tăng liên tục qua các năm.
B. Sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2010 đạt 66,5 kg/người.
C. Sản lượng lúa liên tục giảm.
D. Dân số tăng chậm.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Dân số Nhật Bản có xu hướng tăng nhưng không ổn định ⇒ A sai và D đúng.
- Sản lượng lúa giảm liên tục qua các năm ⇒ C đúng.
- Sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2010 đạt 66,5 kg/người ⇒ B đúng.
Câu 25 : (THPT Thị Xã Quảng Trị - Quảng Trị 2018 L1 – MĐ 132). Cho bảng số liệu:
Theo bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng ngô của Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên?
A. Diện tích ngô ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng.
B. Diện tích, sản lượng ngô ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên đều tăng.
C. Diện tích ngô ở Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh hơn diện tích ngô Tây Nguyên.
D. Sản lượng ngô ở Tây Nguyên tăng ít hơn sản lượng ngô Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Diện tích, sản lượng ngô ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên đều tăng.
- Diện tích ngô ở Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh hơn diện tích ngô Tây Nguyên.
- Sản lượng ngô ở Tây Nguyên tăng ít hơn sản lượng ngô Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 26 : (THPT Đô Lương 2 – Nghệ An 2018 L2 – MĐ 101). Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP của nhóm nước thu nhập thấp so với các nhóm khác?
A. Tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn, tỉ trọng ngành công nghiệp cao hơn.
B. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thấp hơn, tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp cao hơn.
C. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp cao hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn.
D. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp thấp hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ cao hơn.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: cơ cấu GDP của nhóm nước thu nhập thấp so với các nhóm khác là tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp cao hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn ⇒ C đúng.
Câu 27 : (THPT Lương Văn Chánh – Phú Yên 2017 L1 – MĐ 137). Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết ý nào dưới đây là đúng?
A. Từ năm 1980 đến năm 2014, sản lượng cà phê xuất khẩu tăng lên 500 lần.
B. Từ năm 2005 đến năm 2014, sản lượng cà phê nhân nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu.
C. Từ năm 1980 đến năm 2014, sản lượng cà phê nhân tăng lên 167,7 lần.
D. Từ năm 1980 đến năm 2000, sản lượng cà phê nhân ít hơn sản lượng cà phê xuất khẩu.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Từ năm 1980 đến năm 2014, sản lượng cà phê nhân tăng lên 167,7 lần ⇒ C đúng.
- Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục qua các năm và tăng lên 422 lần ⇒ A sai.
- Từ năm 1980 đến năm 2000, sản lượng cà phê nhân nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu và từ năm 2005 đến năm 2014, sản lượng cà phê nhân ít hơn sản lượng cà phê xuất khẩu ⇒ B, D sai.
Câu 28 : (THPT Lương Văn Chánh – Phú Yên 2017 L1 – MĐ 137). Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết ý nào dưới đây là đúng?
A. Bình quân lương thực theo đầu người tăng 182,9%.
B. Tổng số dân của nước ta tăng 138,9%.
C. Sản lượng lương thực tăng 154,0%.
D. Tốc độ tăng nhanh nhất là bình quân sản lượng lương thực theo đầu người.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Bình quân lương thực theo đầu người tăng 82,9% ⇒ A sai.
- Sản lượng lương thực tăng 154% ⇒ C đúng.
- Tổng số dân tăng 38,9% ⇒ B sai.
Như vậy, tốc độ tăng nhanh nhất là sản lượng lương thực, tiếp đến là bình quân sản lượng lương thực theo đầu người và tổng dân số ⇒ D sai.
Câu 29 : (THPT Khánh Sơn – Khánh Hòa 2017). Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ trọng sản lượng thủy sản nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015?
A. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn khai thác.
B. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
D. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn tổng sản lượng cả nước.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác ⇒ A sai.
Câu 30 : (THPT Kim Thành – Hải Dương 2017 L1). Cho bảng số liệu:
Giải thích nào sau đây đúng nhất về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm qua bảng số liệu trên?
A. Cân bằng ẩm cao nhất ở Huế do lượng bốc hơi thấp nhất.
B. Cân bằng ẩm ở các địa điểm trên cao (dương) do nước ta nước ta nằm trong vùng nhiệt đới.
C. Lượng mưa cao nhất ở Huế do ảnh hưởng mạnh của bão.
D. Lượng bốc hơi cao nhất ở thành phố Hồ Chí Minh do nằm gần xích đạo, nhiệt độ cao.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Lượng bốc hơi cao nhất ở thành phố Hồ Chí Minh do nằm gần xích đạo, nhiệt độ cao ⇒ D đúng.
- Lượng mưa lớn nhất ở Huế do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và bão ⇒ C sai.
- Cân bằng ẩm ở Huế cao nhất là do lượng mưa lớn và bốc hơi không quá nhiều ⇒ A sai.
- Cân bằng ẩm ở các địa điểm trên cao (dương) do nước ta nước ta nằm gần biển đông và chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa kết hợp với địa hình,… ⇒ B sai.
Câu 31 : (THPT Kim Thành – Hải Dương 2017 L1). Cho bảng số liệu sau:
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2006 – 2010?
A. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta không đều qua các năm.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta cao nhưng không ổn định.
C. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta không cao và có xu hướng giảm.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta cao nhất ở năm 2007, thấp nhất vào năm 2009.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tốc độ tăng GDP có xu hướng giảm nhưng không ổn định. Cao nhất ở năm 2007, thấp nhất vào năm 2009 ⇒ A, B, D đúng và C sai.
Câu 32 : (THPT Krông Ana – Đắk Lắk 2017). Cho bảng số liệu sau:
Bình quân lương thực đầu người của nước ta năm 2008 là:
A. 196,5tạ/người. B. 196,5kg/người.
C. 508kg/người. D. 508tạ/người.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Bình quân lương thực đầu người của nước ta năm 2008 là 508kg/người
Câu 33 : (THPT Nguyễn Huệ - Thừa Thiên Huế 2017 – MĐ 132). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh.
B. Cây công nghiệp lâu năm tăng chậm hơn cây công nghiệp hàng năm.
C. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm.
D. Cây công nghiệp hàng năm chiếm tỷ trọng cao hơn cây công nghiệp lâu năm.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm ⇒ C đúng.
- Cây công nghiệp hàng năm chiếm tỷ trọng thấp hơn cây công nghiệp lâu năm ⇒ D sai.
- Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm ⇒ A, B sai.
Câu 34 : (THPT Nguyễn Huệ - Thừa Thiên Huế 2017 – MĐ 132). Cho bảng số liệu:
So với cả nước tỷ trọng đàn trâu của Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng:
A. 50%. B. 55%. C. 57%. D. 60%.
Đáp án: C
Hướng dẫn: So với cả nước tỷ trọng đàn trâu của Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng 57% (1679,5 / 2922,2 x 100 = 57,5%).
Câu 35 : (THPT Liễn Sơn – 2018 L1 – MĐ 209). Cho bảng số liệu sau:
Nhận xét chưa đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga trong giai đoạn 1998 – 2005 là:
A. sau năm 2000, tốc độ tăng trưởng không đều song vẫn giữ ở mức tương đối cao.
B. sau năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục.
C. năm 2000 Liên Bang Nga có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất.
D. tốc độ tăng trưởng GDP của Nga tăng mạnh từ 1998 – 2005.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga là có xu hướng tăng những không ổn định. Giai đoạn 1998 – 2000 tăng; 2000 – 2001 giảm; 2001 – 2003 tăng; 2003 – 2005 giảm ⇒ B sai và A, C, D đúng.
Câu 36 : (THPT Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi 2017). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2014?
A. Sản lượng thủy sản tăng liên tục.
B. Cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác tăng.
C. Cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng.
D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng liên tục qua các năm ⇒ A đúng.
- Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác (230,7% so với 146,9%) và thủy sản nuôi trồng cũng chiếm tỉ trọng lớn hơn với xu hướng tăng lên ⇒ B sai và C, D đúng.
Câu 37 : (THPT Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi 2017). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau không đúng với bảng số liệu trên?
A. Cơ cấu xuất nhập khẩu đang tiến dần đến sự cân đối.
B. Nước ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu.
C. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng liên tục.
D. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Kim ngách xuất – nhập khẩu của nước ta tăng liên tục, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu và dần dần tiến tới sự cân bằng.
- Nước ta nhập siêu năm: 2000 đến 2012 và nước ta xuất siêu năm 2014.
⇒ B sai và A, C, D đúng.
Câu 38 : (Sở GD và ĐT Kiên Giang – Kiên Giang 2018 – MĐ 136). Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng?
A. Tổng dân số tăng, dân thành thị giảm.
B. Tốc độ gia tăng dân số giảm, dân thành thị giảm.
C. Tốc độ gia tăng dân số tăng, tổng số dân giảm.
D. Tốc độ gia tăng dân số giảm, tổng số dân tăng.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tổng dân số và dân thành thị tăng; tốc độ gia tăng dân số giảm liên tục ⇒ D đúng và A, B, C sai.
Câu 39 : (THPT Trung Giã – Hà Nội 2017 L2 – MĐ 051). Cho bảng số liệu:
Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000 – 2014, tỉ trọng GDP của khu vực nông – lâm – thủy sản giảm gần:
A. 3,9%. B. 4,9%. C. 5,9%. D. 2,0%.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư năm 2000 và 2014 lần lượt là: 24,5% và 19,6%. Như vậy, tỉ trọng GDP của khu vực nông – lâm – thủy sản giảm gần 4,9%.
Câu 40 : (THPT Trường Chinh – Lâm Đồng 2017). Cho bảng số liệu:
Căn cứ bảng số liệu trên, hay cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng với nội dung thể hiện ở bảng số liệu trên?
A. Năng suất lúa tăng khá nhanh nhưng tăng không liên tục.
B. Năng suất lúa tăng khá nhanh và tăng liên tục.
C. Diện tích lúa tăng liên tục.
D. Diện tích lúa và năng suất lúa đều tăng liên tục.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Diện tích và năng suất lúa đều tăng liên tục qua các năm ⇒ B, C, D đúng và A sai.
Câu 41 : (THPT Trường Chinh – Lâm Đồng 2017). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung thể hiện ở bảng số liệu trên?
A. Tỉ lệ dân thành thị thấp.
B. Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị nhanh.
C. Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị chậm.
D. Tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng liên tục qua các năm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ thấp và còn tăng chậm ⇒ A, C, D đúng và B sai.
Câu 42 : (THPT Trường Chinh – Lâm Đồng 2017). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung thể hiện ở bảng số liệu trên?
A. Thu nhập bình quân đầu người của Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đều có xu hướng tăng.
B. Thu nhập của Đông Nam Bộ luôn cao hơn Tây Nguyên.
C. Thu nhập bình quân đầu người của Đông Nam Bộ tăng liên tục.
D. Thu nhập bình quân đầu người của Tây Nguyên tăng liên tục.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Thu nhập bình quân đầu người của Đông Nam Bộ tăng liên tục và luôn cao hơn Tây Nguyên; Tây Nguyên có xu hướng tăng nhưng không ổn định ⇒ A, B, C đúng và D sai.
Câu 43 : (THPT Trần Hưng Đạo – TP. Hồ Chí Minh 2017 L1 – MĐ 214). Cho Bảng số liệu:
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2013?
A. Khu vực nông- lâm- ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Tỉ trọng ngành dịch vụ hiện nay chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP của cả nước.
D. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ trong ngành nông – lâm – ngư giảm liên tục và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất; ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng không ổn định, trong đó ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất ⇒ A sai và B, C, D đúng.
Câu 44 : (THPT Trần Hưng Đạo – TP. Hồ Chí Minh 2017 L1 – MĐ 214). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ lệ nghèo chung giảm chậm hơn tỉ lệ nghèo lương thực.
B. Tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực đều giảm.
C. Tỉ lệ nghèo chung cao hơn tỉ lệ nghèo lương thực.
D. Tỉ lệ nghèo chung giảm nhanh hơn hơn tỉ lệ nghèo lương thực.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ lệ nghèo chung giảm liên tục và giảm mạnh; tỉ lệ nghèo lương thực giảm liên tục và nhanh hơn tỉ lệ nghèo chung (92,8% so với 89,9%) ⇒ A, B, C đúng và D sai.
Câu 45 : (Liên Trường THPT – Nghệ An 2018 L1 – MĐ 301). Cho bảng số liệu:
Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Càng vào nam nhiệt độ trung bình càng tăng.
B. Vào tháng 1, độ vĩ càng tăng thì nhiệt độ trung bình càng giảm.
C. Vào tháng 7, nhiệt độ trung bình các địa điểm đều cao trên 250C.
D. Càng vào nam biên độ nhiệt độ càng tăng.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Càng vào nam biên độ nhiệt càng giảm và nền nhiệt trung bình năm càng tăng ⇒ D sai và A đúng.
- Vào tháng 7, nhiệt độ trung bình các địa điểm đều cao trên 250C và vào tháng 1, độ vĩ càng tăng thì nhiệt độ trung bình càng giảm ⇒ B, C đúng.
Câu 46 : (Liên Trường THPT – Nghệ An 2018 L1 – MĐ 301). Cho bảng số liệu sau:
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005-2010?
A. Sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng
B. Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng
C. Sản lượng nuôi trồng tăng chậm hơn sản lượng khai thác
D. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua các năm đều giảm
Đáp án: B
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Sản lượng và giá trị sản xuất ngày càng tăng và tăng liên tục qua các năm ⇒ D sai.
- Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng ⇒ B đúng và C sai.
- Năm 2005 sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng nhưng sau 2007 sản lượng thủy sản nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác ⇒ A sai.
Câu 47 : (THPT Nguyễn Thị Giang – Vĩnh Phúc 2018). Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - thủy sản) trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và năm 2009 lần lượt là:
A. 65,1 và 51,9 B. 61,5 và 53,0 C. 61,5 và 51,9 D. 65,1 và 59,1
Đáp án: A
Hướng dẫn: Tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - thủy sản) trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và năm 2009 lần lượt là 65,1% và 51,9%.
Câu 48 : (THPT Nguyễn Thị Giang – Vĩnh Phúc 2018). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn.
B. Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.
C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn.
D. Dân thành thị ít hơn dân nông thôn
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Dân thành thị và dân nông thôn ngày càng tăng nhưng dân thành thị ít hơn và tăng nhanh hơn dân nông thôn ⇒ A sai và B, C, D đúng.
Câu 49 : (THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc 2018 L3 – MĐ 101). Cho bảng số liệu sau:
Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta?
A. Tỉ trọng giá trị của nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm cao nhất và tiếp tục tăng.
B. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều tăng.
C. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều giảm.
D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp ⇒ A, B, C sai và D đúng.
Câu 50 : (THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc 2018 L3 – MĐ 101). Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng khai thác.
B. Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng gần 1,47 lần, giai đoạn 2005 - 2014.
C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2005 – 2014 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác và gấp gần 1,17 lần vào năm 2014.
D. Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng khá nhanh qua các năm.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng khá nhanh qua các năm ⇒ D đúng.
- Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng khai thác (230,7% so với 146,9%) ⇒ A đúng.
- Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng gần 1,47 lần, giai đoạn 2005 – 2014 ⇒ B đúng.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2008 - 2014 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác và gấp gần 1,17 lần vào năm 2014 ⇒ C sai.
Câu 51 : (THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội L1 – MĐ 132). Cho bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014 (làm tròn đến hàng thập phân thứ nhất) là:
A. 126.0%. B. 125.9% C. 79.4%. D. 80.0%.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014 là: 90,7 / 72 x 100 = 126,0%.
Câu 52 : (THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội L1 – MĐ 132). Cho bảng số liệu sau:
Năm 2014, tỉ lệ dân đô thị của nước ta là:
A. 33,1%. B. 30,1%. C. 36,1%. D. 33,2%.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy tỉ lệ dân đô thị của nước ta năm 2014 là: 30/90,7 x 100 = 33,1%.
Câu 53 : (THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc 2018 – MĐ 401). Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2014?
A. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn. B. Giá trị nhập khẩu tăng liên tục.
C. Giá trị xuất khẩu tăng liên tục. D. Giá trị xuất khẩu tăng nhiều hơn.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng, tiến tới sự cân bằng và 1990 – 2010 xuất siêu, năm 2014 nhập siêu; trong đó, giá trị nhập khẩu tăng nhiều hơn ⇒ D sai và A, B, C đúng.
Câu 54 : (THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc 2018 – MĐ 401). Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về GDP của Hoa Kì và một số châu lục năm 2004 và năm 2014?
A. Năm 2004, GDP của Hoa Kì bằng GDP của cả châu Á và châu Phi cộng lại.
B. So với năm 2004, GDP năm 2014 của châu Á tăng nhanh nhất.
C. GDP của toàn thế giới và các châu lục năm 2014 giảm so với năm 2004.
D. So với năm 2004, tỉ trọng GDP của Hoa Kì trong cơ cấu GDP thế giới năm 2014 giảm.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: So với năm 2004, tỉ trọng GDP của Hoa Kì trong cơ cấu GDP thế giới năm 2014 giảm (22,7% so với 28,5%) ⇒ D đúng.
Câu 55 : (THPT Trần Phú – Quảng Ninh 2017). Dựa vào bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hà Nội có lượng mưa cao hơn, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm thấp hơn.
B. Hà Nội có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm thấp hơn.
C. TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm cao hơn
D. Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp hơn, cân bằng ẩm cao hơn.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng Hà Nội có cân bằng ẩm lớn hơn TP. Hồ Chí Minh ⇒ A, B, C sai và D đúng.
Câu 56 : (THPT Trần Phú – Quảng Ninh 2017). Chọn nhận định đúng nhất rút ra từ bảng số liệu dân số nước ta thời kỳ từ 1960 đến 2007 dưới đây:
A. Thời kỳ này tỷ lệ tăng dân số ổn định vì mỗi năm tăng hơn 1 triệu dân.
B. Thời kì 1960 - 1989 có tỷ lệ tăng dân số trung bình năm cao nhất
C. Thời kì 1989 - 2007 có tỷ lệ tăng dân số trung bình năm cao nhất.
D. Dân số tăng với tốc độ ngày càng nhanh.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Dân số nước ta ngày càng tăng và tăng lên liên tục qua các năm với tốc độ ngày càng nhanh ⇒ D đúng.
Câu 57 : (THPT Hà Trung – Thanh Hóa 2018 L1). Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt năm ở nước ta từ Bắc vào Nam?
A. biện độ nhiệt năm ở miền Bắc thấp hơn miền Nam.
B. biên độ nhiệt năm cả hai miền Nam, Bắc đều thấp.
C. biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
D. biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Biên độ nhiệt nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam và nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam ⇒ C đúng và A, B, D sai.
Câu 58 : (THPT Hồng Quang 2019 L1 – Hải Dương – MĐ 406). Cho bảng số liệu
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Diện tích rừng bị cháy của cả nước giảm nhiều.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ diện tích rừng bị cháy giảm nhiều nhất.
C. Đông Nam Bộ diện tích rừng bị cháy luôn ít nhất cả nước.
D. Đồng bằng sông Cửu Long diện tích rừng bị cháy giảm nhanh nhất.
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Qua bảng số liệu trên, rút ra một số nhận xét sau:
- Diện tích rừng bị cháy của cả nước giảm nhiều và giảm tới 4239,9ha ⇒ Ý A đúng.
- Trung du miền núi Bắc Bộ diện tích rừng bị cháy giảm nhiều nhất (giảm 2258,5 ha), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (giảm 847,2ha), Bắc Trung Bộ,… ⇒ Ý B đúng, D sai.
- Đông Nam Bộ diện tích rừng bị cháy luôn ít nhất cả nước, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ,… ⇒ Ý C đúng.
Câu 59 : (THPT Phan Đình Phùng 2019 L1 – Hà Tĩnh – MĐ 101). Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 - 2016?
A. Giai đoạn 2010 đến 2016 đều xuất siêu.
B. Giá trị xuất siêu năm 2010 lớn hơn năm 2016.
C. Giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu.
D. Giai đoạn 2010 đến 2016 đều nhập siêu.
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Qua bảng số liệu, rút ra một số nhận xét sau về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 – 2016:
- Hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a có sự thay đổi.
- Năm 2010 (14,3 triệu USD), 2016 (1,8 triệu USD) xuất siêu và giá trị xuất siêu năm 2010 lớn hơn giá trị xuất siêu năm 2016 ⇒ Ý A, C sai và ý B đúng.
- Năm 2012, 2014 nhập siêu ⇒ Ý D sai.
Câu 60 : (THPT Chuyên Nguyễn Trãi 2019 L1 – Hải Dương - MĐ 301). Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia qua các năm?
A. Xin-ga-po luôn cao nhất và tăng liên tục.
B. Việt Nam tăng liên tục, tăng nhanh nhất.
C. Xin-ga-po tốc độ tăng GDP nhanh nhất.
D. Cam-pu-chia luôn thấp, tăng chậm nhất.
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Qua bảng số liệu, rút ra một số nhận xét sau khi so sánh tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia qua các năm:
- Việt Nam và Campuchia có tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm, Xin-ga-po tăng nhưng không liên tục (2012 – 2014 giảm) ⇒ Ý A sai.
- Tổng sản phẩm trong nước của Xin-ga-po cao nhất (305,0 tỉ USD), tiếp đến là Việt Nam (205,3 tỉ USD) và Campuchia thấp nhất (20,0 tỉ USD).
- Tốc độ tăng trưởng: Xin-ga-po tăng 333,3%, Việt Nam tăng 658,0% và Cmapuchia tăng 555,6%. Như vậy, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là Campuchia và Xin-ga-po có tốc độ tăng trưởng chậm nhất ⇒ Ý C, D sai và ý B đúng.
Xem thêm Bộ câu hỏi trắc nghiệm 28 chuyên đề Địa Lí có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Trắc nghiệm Bảng, biểu đồ, bảng số liệu: Nhận xét biểu đồ
- Trắc nghiệm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga
- Trắc nghiệm Nhật Bản và các quốc gia/vùng lãnh thổ khác
- Trắc nghiệm Địa lí Đông Nam Á và ASEAN
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều