Đề luyện thi Địa Lí tốt nghiệp THPT năm 2024 có đáp án (Đề 5)



Câu 1. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) của nước ta là :

A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi,

C. tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

D. tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ngành vận tải đường biển của nước ta ?

A. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển.

B. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng tây - đông.

C. Có nhiều cảng biển và cụm cảng quan trọng.

D. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có cảng biển nước sâu.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh.

B. Ngọc Linh.

C. Lang Bian.

D. Bà Đen.

Câu 4. Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu

A. phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng.

B. làm phụ gia cho công nghiệp hoá chất,

C. phục vụ cho ngành luyện kim

D. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

Câu 5.Điểm cực Tây phần đất liền nước ta ở kinh độ 102o09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh

A. Lai Châu.

B. Điện Biên,

C. Sơn La.

D. Hoà Bình

Câu 6. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch chúng ta phải đảm bảo

A. độ che phủ rừng cả nước là 20 - 30%, vùng núi dốc phải đạt 40 - 50%.

B. độ che phủ rừng cả nước là 30 - 40%, vùng núi dốc phải đạt 50 - 60%.

C. độ che phủ rừng cả nước là 40 - 45%, vùng núi dốc phải đạt 60 - 70%.

D. độ che phủ rừng cả nước là 45 - 50%, vùng nùi dốc phải đạt 70 - 80%.

Câu 7. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến

A. việc sử dụng lao động.

B. mức gia tăng dân số.

C. tốc độ đô thị hoá.

D. quy mô dân số của đất nước.

Câu 8. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là

A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

C. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

D. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhât ở vùng Đông Nam Bộ là

A. đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ.

B. đất phù sa sông, đất xám trên phù sa cổ.

C. đất phèn, đất feralit trên đá badan.

D. đất xám trên phù sa cồ, đất feralit trên đá vôi.

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân để Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ?

A. Cơ cấu kinh tế của vùng không còn phù hợp.

B. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch.

C. Đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

D. Các vùng khác đã chuyển dịch xong.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị nào dưới đây có quy mô dân số (năm 2007) dưới 100 nghìn người ?

A. Hải Dương và Hưng Yên.

B. Hưng Yên và Bắc Ninh,

C. Hưng Yên và Phủ Lý.

D. Phủ Lý và Thái Binh.

Câu 12. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do

A. khai thác bừa bãi, quá mức.

B. sự tàn phá của chiến tranh.

C. nạn cháy rừng.

D. chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Câu 13. Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta ?

A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.

B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.

Câu 14. Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là

A. đồng bằng.

B. đồi núi thấp.

C. núi trung bình.

D. núi cao.

Câu 15. Dãy núi góp phần tạo ra sự phân hoá Đông - Tây của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ là

A. Trường Sơn Bắc.

B. Bạch Mã.

C. Hoành Sơn.

D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 16. Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bàng sông Cửu Long

Câu 17. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là

A. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.

B. mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực,

C. đẩy mạnh khai hoang phục hoá ở miền núi.

D. kêu gọi đẩu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 18. Các tỉnh, thành phố cùa Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là:

A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Binh Thuận.

B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

D. Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận.

Câu 19. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atiat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt dưới 10% phân bố ở những vùng nào của nước ta ?

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 20. Sự khác biệt của Tây Nguyên với các vùng khác về vị trí là

A. không giáp biển.

B. giáp với Campuchia.

C. giáp với nhiều vừng.

D. giáp Lào.

Câu 21. Địa hình núí nước ta được chia thành 4 vùng là :

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc.

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Trường Sơn, Cực Nam Trung Bộ.

Câu 22. Cho bảng số liệu :

luyện thi Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Điểm khác nhau giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là

A. có diện tích trồng cà phê lớn hơn.

B. có diện tích trồng chè lớn hơn.

C. có diện tích trồng cao su lớn hơn.

D. có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn.

Câu 23. Điểm giống nhau giữa Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

B. có đất badan tập trung thành vùng lớn.

C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm

D. nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC.

Câu 24. Điểm cực Nam của nước ta nằm ở vĩ độ 8o34’B, thuộc tỉnh

A. Bến Tre.

B. Trà Vinh.

C. Sóc Trăng.

D. Cà Mau.

Câu 25. Chế độ nước sông theo mùa là hệ quả của

A. sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.

B. sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn.

C. 60% lượng nước sông ngòi là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.

D. nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mưa.

Câu 26. Nhân tố nào không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển ?

A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới.

B. Vùng biền nước ta rộng, nước biến ấm, nguồn lợi sinh vật biển phong phú.

C. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí,...

D. Vùng biển nước ta có nhiều vũng vịnh kín, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, nhiều bài tắm rộng, phong cảnh đẹp.

Câu 27. Đồng bằng nước ta được chia thành 2 loại:

A. đồng bằng thấp và đồng bằng cao.

B. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

C. đồng bằng trẻ (phù sa mới) và đồng bằng già (phù sa cổ).

D. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển.

Câu 28. Điểm khác biệt cùa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A. có nhiều ngành công nghiệp truyền thống.

B. có lực lượng lao động có trình độ.

C. có cơ sở hạ tầng tốt.

D. có cửa ngõ thông ra biển.

Câu 29. Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đói gió mùa.

C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa.

Câu 30. Cho bảng số liệu :

luyện thi Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên ?

A. Tỉ suất sinh của nước ta giảm ít.

B. Tỉ suất tử có sự biến động nhưng nhìn chung là tăng.

C. Tự năm 1960 đến năm 2014, ti suất sinh giảm tới 28,8%

D. Tỉ suất tử giảm mạnh hơn tỉ suất sinh

Câu 31. Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 - 2000mm/năm, nguyên nhân chính là

A. Tín phong mang mưa tới.

B. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.

C. các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền.

D. địa hình cao đón gió gây mưa.

Câu 32. Căn cứ vào bản đồ Thuỷ sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng (năm 2007) cao tập trung chủ yếu ở hai vùng nào của nước ta ?

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,

C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 33. Cho bảng số liệu :

luyện thi Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên ?

A. Số lượng các trang trại của nước ta tăng nhanh.

B. Từ năm 2006 đến năm 2014 nước ta đã giảm 7200 trang trại.

C. Năm 2006, số trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ lệ cao nhất.

D. Đến năm 2014, trang trại chăn nuôi chiếm tới 46,6% tổng số trang trại,

Câu 34. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá mạnh là do

A. dân số đông, nhu cầu tiêu dùng cao, trong khi sản xuất chưa phát triển.

B. kinh tế nước ta phát triển chậm chưa đáp ứng nhu cầu trong nước.

C. nhu cầu lớn về nguyên, nhiên liệu, máy móc phục vụ sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng.

D. phần lớn dân cư chỉ dùng hàng ngoại nhập, không dùng hàng trong nước

Câu 35. Cho bảng số liệu :

luyện thi Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành, của nước ta trong hai năm là

A. biểu đồ đường.

B. biểu đồ tròn.

C. biểu đồ kết hợp (cột và đường).

D. biểu đồ miền

Câu 36. Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở

A. số lượng các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

B. tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế.

C. tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

D. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

Câu 37. Cho biểu đồ sau :

luyện thi Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng

A. Khi sản lượng lượng thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của dân số thì bình quân lương thực theo đầu người sẽ tăng

B. Khi sản lượng lương thực có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của dân số thì bình quân lương thực theo đầu người sẽ tăng.

C. Khi tốc độ tăng của dân số tăng nhanh hơn sản lượng lương thực thì bình quân lương thực theo đầu người sẽ tăng.

D. Khi sản lượng lương thực có tốc độ tăng bằng tốc độ tăng của dân số thì bình quân lương thực theo đầu người sẽ tăng.

Câu 38. Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là

A. Hồng Ngọc.

B. Rạng Đông.

C. Rồng.

D. Bạch Hổ.

Câu 39. Cho biểu đồ sau :

luyện thi Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng (%)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng.

A. Từ năm 1995 đến năm 2014, tỉ trọng của khu vực dịch vụ còn bấp bênh.

B. Ti trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp nhìn chung tăng.

C. Cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo xu hướng chung của cả nước.

D. Năm 2014, tỉ trọng đóng góp của công nghiệp đứng thứ hai.

Câu 40. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta mới được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX là

A. điểm công nghiệp.

B. vùng công nghiệp,

C. khu công nghiệp.

D. trung tâm công nghiệp.

Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C C B D B D A B A D
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C A D B A B A C C A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C B B D D A B A B C
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C B D C B D A D C C

Tham khảo thêm các Đề thi trắc nghiệm môn Địa lí khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học