Bí quyết làm bài thi Tốt nghiệp THPT môn Địa Lí năm 2024 đạt điểm cao



- Đối với bài Địa lí, làm bài tốt là kế quả của cả quá trình học và ôn luyện. Vì thế, trong quá trình học - ôn - luyộn - thi, học sinh nhất thiết phải nắm vững nội dung và cấu trúc của bài thi. Cụ thể là :

a) Về nội dung, bài thi Địa lí bao gồm 2 phần (lí thuyết, thực hành) với tương quan lí thuyết/thực hành là 75% và 25% tổng số điểm,

Phần lí thuyết tập trung vào các chủ đề sau đây :

- Địa lí tự nhiên

    + Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

    + Đặc điểm chung của tự nhiên.

    + Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

- Địa lí dân cư

    + Đặc điểm dân số và phân bố dân cư,

    + Lao động và việc làm.

    + Đô thị hóa.

- Địa lí các ngành kinh tế

    + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    + Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp.

  • Đặc điểm nền nông nghiệp.

  • Vấn đề phát triển nông nghiệp.

  • Vấn đề phát triển thuỷ sản và lâm nghiệp.

  • Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

    + Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp.

  • Cơ cấu ngành công nghiệp.

  • Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.

  • Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

    + Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

  • Vấn đề phát triển giao thông vận tải.

  • Vấn đề phát triển thương mại, du lịch.

- Địa lí các vùng kinh tế

    + Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. vần đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

    + vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.

    + Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

    + Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.

    + Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

    + Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

    + Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.

    + Các vùng kinh tế trọng điếm.

Phần thực hành gắn với các kĩ năng :

    + Đọc Atlat Địa lí Việt Nam.

    + Làm việc với bảng số liệu đã cho.

    + Làm việc với biểu đồ cho trước.

b) Đối chiếu với đề minh hoạ đã công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc của bài thi như sau :

- Phần lí thuyết (75% tổng số điểm)

    + Địa lí tự nhiên : 7 câu.

    + Địa lí dân cư : 3 câu.

    + Địa lí các ngành kinh tế : 10 câu.

    + Địa lí các vùng kinh tế : 10 câu.

- Phần thực hành (25% tổng số điểm)

    + Đọc Atlat Địa lí Việt Nam : 5 câu.

    + Làm việc với bảng số liệu : 3 câu.

    + Làm việc với biểu đồ : 2 câu.

- Đối với các câu hỏi liên quan đến Atlat Địa lí Việt Nam, để trả lời được, điều quan trọng nhất là phải biết đọc chú giải. Nguyên nhân các em không trả lời được câu hỏi về Atlat trong đề thi Địa lí của Kì thi THPT quốc gia năm học 2014-2015 và 2015 - 2016 chỉ đơn giản là không biết đọc chú giải.

Xin lưu ý, trong Atlat Địa lí Việt Nam có 2 cách chú giải

- Chú giải riêng cho từng trang Atlat.

- Chú giải chung cho cả Atlat (ở trang 3 - Kí hiệu chung).

Khi trong trang đã cho của câu hỏi không tìm thấy chú giải cho đối tượng địa lí phải trả lời thì nhanh chóng xem chú giài trang 3 .

- Đối với các câu hỏi liên quan đến số liệu thống kê thì có một vài cách hỏi- Cụ thể là chọn phương án đúng (sai) với 4 nhận xét cụ thể từ bảng số liệu, hoặc xác định dạng biểu đồ thích hợp nhất, hoặc yêu cầu phải xử lísố liệu mới trả lởi được v,v... Dù cách hỏi thế nào, khi trà lời cần thực hiện quy trình chung gồm 3 bước sau đây :

- Xem xét kĩ các số liệu đã cho.

- Nhanh chóng tìm ra mối tương quan hay tính quy luật giữa các số liệu.

- Trả lời theo yêu cầu câu hỏi.

- Đối với các câu hỏi liên quan đến biểu đồ cũng có một số cách hỏi như chọn phương án đúng (sai) đối với 4 nhận xét đã có, hoặc xác định nội dung thể hiện (thực chất là tên) của biểu đồ hoặc xứ lí sổ liệu từ biẻu đồ v.v...

Tương tự như làm việc với số liệu thống kê, để trả lời cần tiến hành quy trình chung với 3 bước sau dây :

- Xem xét kĩ biểu đồ đã cho (dạng biểu đồ, các số liệu trong biểu đồ...).

- Tìm ra mối liên hệ hoặc tính quy luật giữa các đối tượng địa lí được thể hiện trên biếu đồ.

- Trả lời theo yêu cầu câu hỏi.

Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Địa Lí năm 2021

Câu 1. Nước Việt Nam nằm ở

A. Rìa phía đông châu Á, khu vực cận nhiệt đới

B. Phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới

C. Rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á

D. Ven biển Đông, trong khu vực xích đạo gió mùa

Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng

Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với

A. Sự phát triển kinh tế của đất nước

B. Sự phân bố dân cư trên đất nước

C. Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

D. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội

Câu 3. Ngành chăn nuôi lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển là do

A. Có diện tích trồng hoa màu lớn

B. Có nguồn lao động đông đảo

C. Có thị trường tiêu thụ lớn

D. Có khí hậu thuận lợi

Câu 4. Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy hải sản là dựa vào

A. Công dụng kinh tế của sản phẩm

B. Nguồn nguyên liệu

C. Tính chất tác động đến đối tượng lao động

D. Đặc điểm sử dụng lao động

Câu 5. TP. Cần Thơ được sắp xếp vào vùng kinh tế trọng điểm

A. Phía bắc

B. Miền trung

C. Phía Nam

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 6. Năng suât lúa của Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước ta là do

A. Diện tích ngày càng được mở rộng

B. Người lao động có nhiều kinh nghiệm

C. Đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh

D. Tăng vụ

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ nước sang Trung Quốc là

A. Sông Hồng

B. Sông Kì Cùng – Bằng Giang

C. Sông Mê Công

D. Sông Thái Bình

Câu 8. Đặc điểm địa hình "thấp và hẹp ngang được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng", là của vùng núi

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc

D. Trường Sơn Nam

Câu 9. Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng 9-10 là do

A. Các hệ thống sông lớn, lưu vực rộng

B. Mưa lớn kết hợp triều cường

C. Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về

D. Mưa diện rộng, mặt đất thấp xung quanh lại có đê bao bọc

Câu 10. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động hướng nào dưới đây đạt hiệu quả cao nhất

A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động

B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản

C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng ngành dịch vụ

D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Câu 11. Về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp

A. Cận nhiệt đới

B. Nhiệt đới

C. Cận xích đạo

D. Ôn đới

Câu 12. một trong những đặc điểm của khu công nghiệp ở nước ta la

A. Gắn liền với đô thị vừa và lớn

B. Bao gồm nhiều tỉnh và thành phố

C. Không có dân cư sinh sống

D. Có nhiều ngành chuyên môn hóa

Câu 13. Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ góp phần

A. Tạo sự phân hóa giữa các vùng

B. Tạo cơ cấu kinh tế chung của vùng và tạo thể liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian

C. Tạo sự liên kết với các vùng khác

D. Hình thành các đô thị mới ở vùng miền núi

Câu 14. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh

A. Quảng Nam, Quảng Ngãi

B. Ninh Thuận, Bình Thuận

C. Phú Yên, Khánh Hòa

D. Khánh Hòa, Ninh Thuận

Câu 15. Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là

A. Gió mùa Đông Bắc

B. Tín phong

C. Gió mùa Tây Nam

D. Gió mùa Đông Nam

Câu 16. Căn cứ vào bản đồ Lúa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Hưng Yên

B. Vĩnh Phúc

C. Hà Nam

D. Hải Dương

Câu 17. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí là do

A. Sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng

B. Sông chảy, tốc độ dòng chảy lớn

C. Lưu lượng nước lớn

D. Có nhiều hồ

Câu 18. Vào mùa hạ, loại gió gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên là

A. Tín phong

B. Gió mùa Đông Bắc

C. Gió mùa Tây Nam

D. Gió địa phương

Câu 19. Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở miền núi và trung du là do khu vực này có

A. Địa hình, đất đai phù hợp

B. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại

C. Nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao

D. Thị trường tiêu thụ lớn, ổn định

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất oto ở nước ta là

A. Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh

B. Hà Nội, Đà Nẵng

C. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh

D. Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

Câu 21. cây công nghiệp có vị trí quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là

A. Cà phê

B. Cao su

C. Hồ tiêu

D. Chè

Câu 22. Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm

B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền

C. Mùa khô không rõ rệt

D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn

Câu 23. Nguồn lợi tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực

A. Các đảo trên vịnh Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Đông Nam Bộ

Câu 24. Khu vực có mưa lớn tập trung về thu – đông ở nước ta là

A. Bắc Bộ

B. Nam Bộ

C. Ven biển Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 25. Đặc điểm không giống nhau của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta là

A. Có dân số đông, tập trung nhiều đô thị

B. Bao gồm phạm vi nhiều tỉnh/thành phố và ranh giới có thể thay đổi

C. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh và hấp dẫn các nhà đầu tư

D. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghệ và dịch vụ

Câu 26. Cho bảng số liệu

Luyện thi môn Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

D. Sản lượng khai thác dầu thô tăng nhanh là do

A. Xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện

B. Ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn

C. Giá dầu thế giới tăng liên tục

D. Xây dựng nhiều nhà máy lọc dầu trong nước

Câu 27. Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất là

A. Vùng biển Bắc Bộ

B. Vùng biển Bắc Trung Bộ

C. Vùng biển Nam Trung Bộ

D. Vùng biển Nam Bộ

Câu 28. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Câu 29. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị giá hàng xuất – nhập khẩu năm 2007 của nước ta ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất là

A. Công nghiệp nặng và khoáng sản

B. Nông, lâm thủy sản

C. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

D. Thủy sản

Câu 30. Cho bảng số liệu

Luyện thi môn Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Nhận xét nào sau đây đúng từ bảng số liệu trên

A. Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta

B. Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta là cao so với nhiều nước trong khu vực

C. Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta còn thấp so với nhiều nước trong khu vực

D. Số dân thành thị của nước ta không tăng

Câu 31. Biện pháp phòng chống bão cần chú ý hàng đầu là

A. Dự báo chính xác về hướng di chuyển và cấp độ bão đề có phương án phòng bị

B. Củng cố các công trình đê biển

C. Tàu thuyền trên biển phải gấp rút về đất liền hoặc đến nơi trú ản an toàn

D. Khẩn trương sơ tán dân khỏi các vùng có nguy cơ lớn

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng/ trung tâm ở Đồng bằng sông Cửu Long

A. Sóc Trăng, Kiên Giang

B. Cần Thơ, Cà Mau

C. Long Xuyên, Kiên Lương

D. Tân An, Mỹ Tho

Câu 33. Cho bảng số liệu

Luyện thi môn Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên

A. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng là giống nhau

B. Vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất là Đồng bằng sông Hồng

C. Vùng có tỉ trọng công nghiệp thấp nhất Tây Nguyên

D. Tất cả các vùng tỉ trọng công nghiệp bằng nhau

Câu 34. Một trong những lí do khiến Đồng bằng sông Cửu Long hình thành nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản là

A. Được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ

B. Hệ thống sông ngòi không bị cạn nước về mùa khô

C. Tốc độ đô thị hóa và tăng dân số nhanh

D. Có diện tích mặt nước, rùng ngập mặn lớn

Câu 35. Cho biểu đồ sau

Luyện thi môn Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng

A. Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác tăng 4,9% trong giai đoạn 1990-2014

B. Tỉ trọng cây lương thực lớn nhất nhưng lại giảm tới 8% trong giai đoạn trên

C. Tỉ trọng cây công nghiệp còn rất thấp dưới 10%

D. Từ năm 1990 đến năm 2014 tỉ trọng cây lương thục 8%

Câu 36. Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta là

A. Chế độ thủy văn

B. Điều kiện khí hậu

C. Địa hifnh đáy biển

D. Nguồn lợi thủy sản

Câu 37. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay, giao thông vận tải có vai trò đặc điểm quan trọng không phải vi

A. Giúp cho các quá trì sản xuất các hoạt động xã hội diễn ra liên tục thuận tiện

B. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội

C. Tạo mối liên hệ kinh tế- xã hội giữa các địa phương, với thế giới

D. Tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng cho đất nước

Câu 38. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành du lịch nước ta những năm qua

A. Phát triển nhanh nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước

B. Số lượng khách quốc tế rất ổn định hàng năm

C. Doanh thu từ du lịch có xu hướng giảm

D. Số lượng khác nội địa không nhiều bằng số lượng khách quốc tê

Câu 39. Cho biểu đồ sau

Luyện thi môn Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng

A. Dịch vụ tiêu dùng là khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất

B. Dịch vụ sản xuất là khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất

C. Dịch vụ công là khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất

D. Tỉ trọng của các khu vực dịch vụ là bằng nhau

Câu 40. Hoạt động công nghiệp ở nước ta tập trung chủ yếu ở

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ

D. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án:

Luyện thi môn Địa lí | Ôn thi đại học môn Địa lí

Tham khảo thêm các Đề thi trắc nghiệm môn Địa lí khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học