Trắc nghiệm Thiên nhiên phân hóa đa dạng có đáp án
Câu 1 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 301). Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 302). Mùa khô ở miền Bắc nước ta không sâu sắc như ở miền Nam là do ở đây có
A. sương muối.
B. gió lạnh.
C. mưa phùn.
D. tuyết rơi.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 304). Khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
A. phân chia thành hai mùa mưa, khô rõ rệt.
B. có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khác nhau.
C. phân chia ra một mùa nóng, một mùa lạnh.
D. có mùa đông ít mưa và mùa hạ mưa nhiều.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/54-55, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4 : (THPT QG 2017 – Đề tham khảo – MĐ 003). Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta phổ biến các loại đất nào sau đây?
A. Feralit nâu đỏ và đất mùn thô. B. Feralit có mùn và mùn thô.
C. Feralit nâu đỏ và đất phù sa. D. Feralit có mùn và đất mùn.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 301). Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra)?
A. Trong năm có một mùa đông lạnh.
B. Có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.
D. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 302). Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào)?
A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
B. Phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt.
C. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.
D. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7 : (THPT QG 2019 – Đề minh họa – MĐ 001). Phát biểu nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Biển đóng vai trò hình thành chủ yếu.
B. Đất thường nghèo, có ít phù sa sông.
C. Ở giữa có nhiều vùng trũng rộng lớn.
D. Hẹp ngang và bị các dãy núi chia cắt.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/54, địa lí 12 cơ bản.
Câu 8 : (THPT Chuyên Bắc Ninh – Bắc Ninh 2018 L2). Khí hậu đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Không có tháng nào trên 200C.
B. Lượng mưa giảm khi lên cao
C. Không có tháng nào trên 250C.
D. Độ ẩm giảm nhiều so với chân núi
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 9 : (THPT Chuyên Bắc Ninh – Bắc Ninh 2018 L2). Pơ mu là loài thực vật phát triển ở vành đai khí hậu nào sau đây ở nước ta?
A. Ôn đới gió mùa trên núi
B. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi
C. Cận xích đạo gió mùa
D. Nhiệt đói gió mùa
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 10 : (Liên Trường THPT – Nghệ An 2018 L1). Sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo độ cao thể hiện rõ ở sự phân hóa của:
A. nhiệt độ, sinh vật. B. khí hậu, đất đai, sinh vật.
C. sinh vật, lượng mưa. D. đất đai.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/51-52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 11 : (THPT Chuyên Bắc Kạn – Bắc Kạn 2017 L1); THPT Trường Chinh – Lâm Đồng 2017). Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên nước ta theo vĩ độ (Bắc – Nam) là do sự tác động của:
A. địa hình B. khí hậu C. đất đai D. sinh vật
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 12 : (THPT Chuyên Quốc Học Huế - Thừa Thiên Huế 2018 L1). Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao?
A. Cánh cung Ngân Sơn B. Hoàng Liên Sơn.
C. Phanxipăng. D. Trường Sơn.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 13 : (THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh 2017). Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi phức tạp chủ yếu do:
A. tác động của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam
B. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi
C. tác động của biển và hướng các dãy núi
D. tác động của gió mùa tây nam và hướng các dãy núi.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.
Câu 14 : (Liên Trường THPT – Nghệ An 2018 L1). Quanh năm nhiệt độ thấp dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C các loại thực vật chủ yếu là thiết sam, lãnh sam… là đặc điểm tự nhiên của đai:
A. nhiệt đới gió mùa ẩm. B. cận nhiệt đới gió mùa trên núi cao (> 1700m)
C. cận nhiệt đới gió mùa D. đai ôn đới gió mùa trên núi.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 15 : (THPT Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi 2017). Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao là do:
A. ảnh hưởng của gió mùa. B. khí hậu thay đổi theo độ cao.
C. nhiệt độ và độ ẩm càng tăng. D. địa hình chủ yếu là đồi núi.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/51, địa lí 12 cơ bản.
Câu 16 : (THPT Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi 2017). Vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới là do:
A. có lượng mưa ít, nhiệt độ thấp.
B. nhiệt độ hạ thấp theo độ cao địa hình.
C. ít chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam.
D. chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 17 : (THPT Krong Ana – Đắk Lắk 2017). Sự phân hóa đa dạng về tự nhiên nước ta giữa miền Bắc với miền Nam, đồng bằng với miền núi là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Vị trí và hình thể lãnh thổ. B. Tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.
C. Do vị trí địa lí. D. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 18 : (THPT Krong Ana – Đắk Lắk 2017). Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do:
A. sự phân hóa độ cao địa hình.
B. sự phân bố thảm thực vật.
C. ảnh hưởng của Biển Đông.
D. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.
Câu 19 : (THPT Chuyên Bắc Kạn – Bắc Kạn 2017 L1). Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
A. Đông – Tây. B. Bắc – Nam. C. Đất đai. D. Sinh vật.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/49, địa lí 12 cơ bản.
Câu 20 : (THPT Chuyên Hưng Yên – Hưng Yên 2018). Ở độ cao 2400 – 2600m nước ta có kiểu khí hậu nào dưới đây?
A. Nhiệt đới gió mùa B. Ôn đới gió mùa trên núi
C. Xích đạo D. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/51, địa lí 12 cơ bản.
Câu 21 : (THPT Chuyên Quốc Học Huế - Thừa Thiên Huế 2018 L1). Ở miền khí hậu phía Bắc, vào mùa đông xuất hiện những ngày có thời tiết nắng, ấm. Kiều thời tiết này được đem lại bởi:
A. gió phơn Tây Nam khô nóng.
B. gió Tín Phong Bắc Bán Cầu.
C. gió mùa Đông Nam.
D. gió mùa đông qua biển biến tính trở nên nóng ẩm.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 22 : (THPT Chuyên Quốc Học Huế - Thừa Thiên Huế 2018 L1). Nguyên nhân nào dẫn đến độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam?
A. Miền Bắc có nhiều núi cao hơn và có vĩ độ cao hơn miền Nam
B. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão, frông cực và dòng biển lạnh.
C. Miền Bắc gần chí tuyến và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.
D. Miền Bắc gần chí tuyến hơn và địa hình cao hơn so với miền Nam.
Đáp án: C
Hướng dẫn: SGK/51, địa lí 12 cơ bản.
Câu 23 : (THPT Chuyên Sơn La – Sơn La 2018). Miền đồi núi nước ta có nhiều đai cao nhưng đai nào chiếm diện tích rộng nhất?
A. Đai nhiệt đới gió mùa B. Đai ôn đới gió mùa trên núi.
C. Đai cận nhiệt đớị gió mùa trên núi. D. Đai cận nhiệt đới gió mùa
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/51, địa lí 12 cơ bản.
Câu 24 : (THPT Nguyễn Văn Trỗi – Tây Ninh 2017). Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Cận xích đạo gió mùa.
B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 25 : (THPT Nguyễn Văn Trỗi – Tây Ninh 2017). Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của đai nhiệt đới gió mùa chân núi?
A. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 250C.
B. Độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô đến ẩm ướt.
C. Tổng nhiệt độ năm trên 75000C.
D. Rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 26 : (THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh 2017). Hoạt động của gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:
A. Mạnh vào đầu và giữa mùa đông, bị suy yếu vào cuối mùa đông
B. Kéo dài liên tục trong ba tháng
C. Kéo dài liên tục trong hai tháng
D. Không kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện từng đợt
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 27 : (THPT Trường Chinh – Lâm Đồng 2017). Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ là:
A. tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam.
B. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh.
C. có một mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
D. gió phơn tây nam hoạt động rất mạnh.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 28 : (THPT Kim Thành – Hải Dương 2017 L1; THPT Krong Ana – Đắk Lắk 2017). Đặc điểm không đúng với khí hậu miền Bắc là:
A. biên độ nhiệt trong năm lớn hơn so với miền Nam.
B. độ lạnh tăng dần về phía nam.
C. thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
D. thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường.
Đáp án: B
Hướng dẫn: SGK/52, địa lí 12 cơ bản.
Câu 29 : (THPT Chuyên Bắc Kạn – Bắc Kạn 2017 L1). Đặc trưng của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc:
A. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
B. Cận xích đạo gió mùa
C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Đáp án: A
Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Câu 30 : (THPT Khánh Sơn – Khánh Hòa 2017). Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là:
A. đới rừng nhiệt đới gió mùa. B. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.
C. đới rừng ôn đới gió mùa. D. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
Đáp án: D
Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.
Xem thêm Bộ câu hỏi trắc nghiệm 28 chuyên đề Địa Lí có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Trắc nghiệm Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Trắc nghiệm Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Trắc nghiệm Lao động và việc làm
- Trắc nghiệm Đô thị hóa
- Trắc nghiệm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều