Trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - Địa lí các vùng kinh tế có đáp án

Câu 1 : (THPT QG 2019 – Đề chính thức – MĐ 301). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có ngành đóng tàu?

A. Hưng Yên

B. Phúc Yên

C. Hạ Long

D. Phú Yên

Đáp án: C

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta biết trung tâm công nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có ngành đóng tàu là Cẩm Phả, Hạ Long và Hải Phòng.

Câu 2 : (THPT QG 2019 – Đề tham khảo – MĐ 001). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Cẩm Phả.

B. Hạ Long.

C. Thái Nguyên.

D. Việt Trì.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, ta thấy trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Hạ Long.

Câu 3 : (THPT QG 2019 – Đề tham khảo – MĐ 001). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc Tây Nguyên?

A. Vĩnh Sơn.

B. A Vương.

C. Sông Hinh.

D. Yaly.

Đáp án: D

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy nhà máy thủy điện thuộc Tây Nguyên là Yaly.

Câu 4 : (THPT Hoàng Mai 2 – Nghệ An 2017 – MĐ 132). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết đặc điểm của vị trí vùng Tây nguyên?

A. giáp 2 vùng kinh tế và không giáp biển.

B. giáp 2 nước, giáp 1 vùng kinh tế và không giáp biển.

C. giáp 2 nước, giáp 2 vùng kinh tế.

D. giáp 2 nước, giáp Đông nam bộ và không giáp biển.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy đặc điểm của vị trí vùng Tây nguyên là giáp 2 nước (Lào, Campuchia), giáp 2 vùng kinh tế (Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ).

Câu 5 : (THPT Hoàng Mai 2 – Nghệ An 2017 – MĐ 132). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết quần đảo Cô Tô thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?

A. Quảng Ninh.       B. Khánh Hòa.       C. Hải phòng.       D. Quy Nhơn.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, ta thấy quần đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Câu 6 : (THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh 2017 – MĐ 253). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết trong 7 vùng kinh tế ở nước ta vùng nào có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất?

A. Đồng bằng sông Cửu Long        B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Hồng        D. Đông Nam Bộ

Đáp án: D

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ta thấy trong 7 vùng kinh tế ở nước ta vùng có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất là vùng Đông Nam Bộ.

Câu 7 : (THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh 2017 – MĐ 253). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây nằm ở trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Vũng Áng        B. Vân Đồn        C. Hòn La       D. Nghi Sơn

Đáp án: B

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển Vân Đồn nằm ở trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 8 : (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp 2018 L4 – MĐ 132). Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết huyện đảo nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Ninh?

A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ.        B. Cái Bầu, Cô Tô.

C. Cô Tô, Cát Bà.        D. Phú Quốc, Cát Bà.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, ta thấy các huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là Cái Bầu, Cô Tô.

Câu 9 : (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp 2018 L4 – MĐ 132). Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Duyên hải Nam Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.        B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.        D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, ta biết Duyên hải Nam Trung Bộ không giáp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10 : (THPT Khánh Sơn – Khánh Hòa 2017). Dựa vào Át lat Địa lý Việt Nam trang 18, cho biết việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng:

A. tăng cường tình trạng độc canh.

B. tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

C. đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.

D. tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Dựa vào Át lat Địa lý Việt Nam trang 18, tta thấy việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

Câu 11 : (THPT Trường Chinh – Lâm Đồng 2017). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào ở Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn 50.000 tấn?

A. Phú Yên.        B. Đà Nẵng.        C. Ninh Thuận.       D. Bình Thuận.

Đáp án: D

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, ta thấy ở Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn 50.000 tấn là Bình Thuận.

Câu 12 : (THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh 2018 L1 – MĐ 101). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là:

A. thương mại.        B. dịch vụ.

C. công nghiệp và xây dựng.        D. nông, lâm, thủy sản.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành công nghiệp và xây dựng (36,4%), tiếp đến là ngành dịch vụ (36%),...

Câu 13 : (Phòng quản lí chất lượng Giáo Dục – Bắc Ninh 2018 – MĐ 401). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung?

A. Đà Nẵng.        B. Phú Yên.       C. Bình Định.       D. Quảng Nam.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy tỉnh (thành phố) không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là Phú Yên.

Câu 14 : (Phòng quản lí chất lượng Giáo Dục – Bắc Ninh 2018 – MĐ 401). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.        B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.        D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, ta thấy tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 15 : (THPT Nguyễn Thị Giang – Vĩnh Phúc 2018). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây?

A. Tuyên Quang.       B. Hà Giang.        C. Lạng Sơn.        D. Cao Bằng.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, ta thấy trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh Tuyên Quang (Tuyên Quang là tỉnh nội địa thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ).

Câu 16 : (THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc 2018 L3 – MĐ 101). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:

A. Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn.

B. Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Bình Định.

C. Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.

D. Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.

Đáp án: D

Hướng dẫn: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.

Câu 17 : (THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh 2018 L1 – MĐ 101). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh ở Tây Nguyên không giáp với Lào hoặc Campuchia là:

A. Đắk Lắk.        B. Gia Lai.       C. Kon Tum.        D. Lâm Đồng.

Đáp án: D

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh ở Tây Nguyên không giáp với Lào hoặc Campuchia là tỉnh Lâm Đồng.

Câu 18 : (THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh 2018 L1 – MĐ 101). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Quảng Ninh.       B. Hưng Yên.       C. Bắc Giang.       D. Bắc Ninh.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy tỉnh không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là tỉnh Bắc Giang.

Câu 19 : (THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh 2018 L1 – MĐ 101). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Đá Nhảy.        B. Đồ Sơn.        C. Sầm Sơn.        D. Thiên Cầm.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch biển không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là Đồ Sơn (Đồ Sơn thuộc Hải Phòng – vùng Đồng bằng sông Hồng).

Câu 20 : (Phòng quản lí chất lượng Giáo Dục – Bắc Ninh 2018 – MĐ 401). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết các tuyến đường nào theo hướng Bắc – Nam chạy qua vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Quốc lộ 1A và đường 14.

B. Quốc lộ 1A và quốc lộ 9.

C. Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.

D. Đường sắt Bắc – Nam và đường Hồ Chí Minh.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy các tuyến đường hướng Bắc – Nam chạy qua vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.

Câu 21 : (Sở GD và ĐT Kiên Giang – Kiên Giang 2018 – MĐ 136). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Hậu Giang.       B. Đồng Nai.       C. Trà Vinh.       D. Sóc Trăng.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tỉnh Trà Vinh.

Câu 22 : (THPT Nguyễn Trãi – 2018 MĐ 003). Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết nhận xét nào đúng về ba vùng kinh tế trọng điểm năm 2007?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có GDP bình quân thấp nhất.

B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tất cả các tỉnh thu nhập GDP bình quân đầu người dưới 6 triệu đồng/người.

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 42,7% GDP cả nước.

D. Ba vùng kinh tế trọng điểm chiếm 61,9% GDP cả nước.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, nhận xét đúng về ba vùng kinh tế trọng điểm năm 2007 là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 42,7% GDP cả nước.

Câu 23 : (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp 2018 L4 – MĐ 132). Căn cứ vào Atlat địa lí trang 25 cho biết tài nguyên du lịch nào không phải của Bắc Trung Bộ?

A. Các bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn.

B. Di tích Mỹ Sơn.

C. Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

D. Di sản văn hoá thế giới Cố đô Huế.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat địa lí trang 25 ta thấy tài nguyên du lịch không phải của Bắc Trung Bộ là Di tích Mỹ Sơn (Di tích Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giói thuộc tỉnh Quảng Nam – Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ).

Câu 24 : (THPT Nguyễn Cảnh Chân – Nghệ An 2018 L2). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng Đông Nam Bộ có bao nhiêu khu kinh tế cửa khẩu?

A. 2.        B. 3.        C. 4.        D. 5.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, ta thấy vùng Đông Nam Bộ có 2 khu kinh tế cửa khẩu (Xa Mát và Mộc Bài).

Câu 25 : (THPT Nguyễn Cảnh Chân – Nghệ An 2018 L2). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây bông được trồng ở tỉnh nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Bình Thuận.       B. Gia Lai.        C. Lâm Đồng.       D. Đắc Lăk.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy cây bông được trồng ở tỉnh Bình Thuận thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 26 : (THPT Thị Xã Quảng Trị - Quảng Trị 2018 L1 – MĐ 132). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:

A. Bình Định.

B. Đà Nẵng.

C. Quy Nhơn.

D. Huế.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.

Câu 27 : (THPT Thị Xã Quảng Trị - Quảng Trị 2018 L1 – MĐ 132). Căn cứ vào Át Lát Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất của vùng Bắc Trung Bộ là:

A. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

B. Đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.

C. đất lâm nghiệp có rừng.

D. đất phi nông nghiệp.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Căn cứ vào Át Lát Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất của vùng Bắc Trung Bộ là đất lâm nghiệp có rừng.

Câu 28 : (THPT Thị Xã Quảng Trị - Quảng Trị 2018 L1 – MĐ 132). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Uông Bí.

B. Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Ninh, Cẩm Phả.

C. Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.

D. Việt Trì, Phúc Yên, Thái Nguyên, Hạ Long.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.

Câu 29 : (THPT Khánh Sơn – Khánh Hòa 2017). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung?

A. Đà Nẵng.        B. Quảng Nam.        C. Phú Yên.        D. Bình Định.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy biết tỉnh (thành phố) không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là Phú Yên.

Câu 30 : (Phòng quản lí chất lượng Giáo Dục – Bắc Ninh 2018 – MĐ 401). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Cà Mau.        B. Sóc Trăng.       C. Kiên Giang.       D. Bạc Liêu.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, ta thấy huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.

Xem thêm Bộ câu hỏi trắc nghiệm 28 chuyên đề Địa Lí có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

28-chuyen-de-on-thi-dai-hoc-mon-dia-li-co-dap-an.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học